Màu nước xanh đen, tôm ăn yếu xử lý sao cho hiệu quả?

03/11/2021

Chất thải hữu cơ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi tôm, tạo điều kiện cho tảo và vi khuẩn phát triển mất kiểm soát. Trong khi tảo độc và hại khuẩn là tác nhân chính gây ra bệnh gan tụy cấp và bệnh phân trắng trên tôm. 

Do đó, việc quản lý chất thải hữu cơ trong ao tôm luôn được người nuôi chú trọng nhằm giảm thiểu những rủi ro và nâng cao năng suất cho vụ nuôi.

Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng song song với đó người nuôi cũng gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm.

Nội dung chính

Nguyên nhân xuất hiện chất thải hữu cơ trong ao tôm

Chất thải hữu cơ trong nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả về tác động tự nhiên lẫn tác động từ con người. 

  • Dòng chảy của nước làm cho đất ao bị xói mòn, đất bờ ao bị rửa trôi
  • Thức ăn tôm dư thừa tích tụ dưới đáy ao
  • Phân tôm thải ra môi trường ao nuôi, 
  • Vỏ lột của tôm mỗi ngày
  • Xác chết của nhiều loại phiêu sinh vật khi phân hủy sẽ đòi hỏi nhu cầu oxy rất cao, 
  • Cặn bã dư thừa của các loại vôi và khoáng chất
  • Các chất lơ lửng có trong nguồn nước cấp, sự gia tăng của chất rắn lơ lửng cũng có thể làm giảm chất lượng nước
  • Chất hữu cơ lơ lửng trong ao nuôi tôm còn từ nguồn nước cấp do người nuôi không có ao lắng, ao lọc trước khi cấp nước vào ao nuôi.
  • Trong ao nuôi thâm canh thì lượng thức ăn dư thừa và phân tôm là các loại chất thải hữu cơ gặp nhiều nhất trong ao. Có tới 65% tổng đạm và 75% tổng lân từ thức ăn được thải ra môi trường nước ở dạng hòa tan và không hòa tan

Những tác hại tiềm ẩn của chất thải hữu cơ trong ao tôm

Tích lũy khí độc

Tổng đạm amon, nitrit, nitrat, tổng đạm nitơ và H2S, NH3/NH4, NO2 gia tăng nhanh chóng theo chu kỳ nuôi do sự tích lũy vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa và quá trình trao đổi chất của tôm nuôi làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng.

Giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của tôm nuôi. Nếu ao có chất thải hữu cơ cao thì sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao. Bởi vì, quá trình phân hủy chất thải phải cần một lượng oxy hòa tan vừa đủ.

Tạo điều kiện cho tảo độc phát triển

Đối với ao nuôi tôm công nghiệp, khi lượng chất thải hữu cơ tích lũy nhiều sẽ tạo điều kiện cho tảo độc phát triển. Lúc này, các loại tảo lam, tảo giáp, tảo mắt, tảo sợi sẽ phát triển mạnh thay thế cho các loại tảo có lợi (tảo silic, tảo lục) gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước ao nuôi.

Ảnh hưởng sức khỏe tôm nuôi

Chất lượng nước suy giảm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu môi trường như: 

  • pH biến động
  • Tảo phát triển quá mức
  • Khí độc lên cao gây thiếu oxy cục bộ
  • Vi khuẩn gây hại phát triển thậm chí cả virus cũng phát triển ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm nuôi gây nên nhiều bệnh như: bệnh gan tụy cấp và phân trắng lỏng ruột trên tôm, đen mang, mòn râu cụt đuôi, đốm đen, đốm trắng,…

Tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn, yếu dần, thậm chí gây chết nếu không khắc phục kịp thời.

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHI NƯỚC AO BỊ Ô NHIỄM

  • Thay nước:

Giải pháp đơn giản nhất giúp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi là thay nước. Các chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm được mang khỏi ao và thay thế bằng nguồn nước có chất lượng tốt hơn, có tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời. 

  • Khuyến cáo bà con nuôi tôm trong ao lót bạt để hạn chế tích tụ hữu cơ, và nên có hệ thống ao lắng, ao lọc trước khi cấp nước vào nuôi và nên xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường

Bón vôi:

  Bón vôi đá xay cũng là một cách giảm tảo và khí độc trong ao nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời và không triệt để. Nếu bón vôi quá liều sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi

Dùng Yucca và oxy viên

  Khi khí độc lên cao, hay tảo nở hoa hoặc tàn có thể gây thiếu oxy cục bộ tôm sẽ nổi đầu vào ban đêm. 

Để cấp cứu tôm nổi đầu trong tình trạng này, chúng ta nên dùng yucca để tạt ngay xuống ao kết hợp thêm oxy viên để tăng hàm lượng oxy trong nước, kịp thời cấp cứu tôm nổi đầu.

  Tuy nhiên cách này chỉ là sơ cứu tạm thời. 

Dùng hoá chất diệt khuẩn và cắt tảo đi.

 Nếu tảo độc phát triển quá mức bắt buộc chúng ta phải cắt nó đi. Và tạo lại môi trường mới bằng vi sinh để kiểm soát mật độ tảo và xử lý môi trường nước sạch sẽ

DÙNG VI SINH XỬ LÝ CHẤT THẢI HỮU CƠ

  BZT – VĐ dòng vi sinh được sử dụng xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm khử khí độc NO2  một cách hữu hiệu. Sản phẩm giúp phân hủy thức ăn dư thừa đồng thời cải thiện vi sinh có lợi trong nền đáy ao giúp giảm sự phát triển của các loại vi sinh và ký sinh trùng gây hại. khuyến khích người nuôi sử dụng BZT – VĐ định kỳ với liều lượng gói 227g dùng từ 2.000 – 2.500m3 nước, hộp 454g dùng cho 3000 – 4000m3  nước tùy tôm lớn nhỏ, mật độ dày hay thưa mà sử dụng cho phù hợp. 

  • Sạch nhớt bạt đáy.
  •  Khử các loại khí độc NH3/NH4, H2S đặc biệt là khí độc NO2 trong ao nuôi. 
  • Loại bỏ vật chất lơ lửng trong ao nuôi cho màu nước trong sạch, sáng bóng. 
  • Làm sạch váng bọt, thức ăn dư thừa, vỏ lột nhỏ một cách sạch nhất. 
  • Cắt tảo lam, tảo đỏ cứng đầu trong ao nuôi 
  • Chuyển màu nước xanh đen, nâu đen sang màu bạc tự nhiên.

Tiếp theo chúng ta sử dụng Vi sinh Emuniv Ts1 

Emuniv Ts1 sau khi sục khí 48h sẽ loại bỏ được các chủng vi khuẩn Vibrio gây bệnh gan tụy – phân trắng – lỏng ruột trên tôm và tạo hệ đệm cho môi trường nước kích thích mầm tảo silic phát triển tạo ra màu vàng trà vàng chanh óng ánh.

Chúc bà con có vụ mùa bội thu.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900989852 – 0919.41.41.61 để được hướng dẫn chi tiết hơn. Xin cảm ơn!

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *