BỆNH EHP TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

03/02/2024

BỆNH EHP mà người nuôi tôm thường gọi thực ra nó là một loại vi bào tử mang tên VI BÀO TỬ TRÙNG EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là loài gây bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, gây ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm công nghiệp đã được quan tâm và đưa vào nghiên cứu trong nhiều năm nay.

Nội dung chính

Bệnh EHP trên tôm là từ khoá đang hot hiện nay, vậy nó là gì?

Bệnh EHP trên tôm là nhóm bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, vì vậy người ta thường hay gọi ngắn gọn là bệnh EHP.

>>> Xem thêm: TẦM QUAN TRỌNG CỦA ENZYME TRONG NUÔI TÔM

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei là một loại vi bào tử trùng ký sinh gây nhiễm trên tuyến gan tụy và đường ruột của tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nó sẽ khiến cho tôm bị chậm lớn, nhiễm trùng mãn tính, hoặc nghiêm trọng hơn nữa là gây ra bệnh phân trắng, rỗng ruột, suy gan tụy, không làm tôm chết ngay mà nó khiến tôm chậm lớn ốp thân chết dần dần. Điều này khiến giá trị tôm thành phẩm giảm, chi phí đầu tư cao do tôm vẫn tiêu thụ thức ăn như bình thường nhưng lại không lớn.

EHP TRÊN TÔM: CÁCH NHẬN BIẾT, PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ - Mintu

Cấu tạo của một loại ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

 

Các ao nuôi bị nhiễm bệnh EHP trên tôm sẽ chỉ có mức độ tăng trưởng nằm trong khoảng từ 10 – 40% so với các ao bình thường. Tôm không chỉ chậm lớn mà kích thước của tôm cũng sẽ không đồng đều. Thông thường, ở các ao nuôi có tôm nhiễm bệnh phân trắng sẽ thường được phát hiện nhiễm cả bệnh EHP (tỷ lệ nhiễm EHP trong các ao xuất hiện bệnh phân trắng lên đến 96%).

>>> Xem thêm: Trị Bệnh phân trắng trên tôm thẻ, tôm sú… Dịch cao tỏi đen

Bà con nuôi tôm cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh EHP trên tôm này, nguồn gốc gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết để có các biện pháp phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời để xử lý. Bởi lẽ, bệnh EHP trên tôm là một căn bệnh chưa có giải pháp điều trị hiệu quả, và một khi đã lây truyền sẽ khó không chế.

Đường lây truyền bệnh EHP trên tôm

  • EHP lây nhiễm cho tôm theo chiều dọc: Từ nguồn bố mẹ sang ấu trùng tôm con.

NGUYÊN NHÂN TÔM BỊ NHIỄM VI BÀO TỬ TRÙNG EHP

Khuẩn sợi và trùng loa kèn bám vào phụ bộ của tôm

 

EHP lây nhiễm cho tôm theo chiều ngang:

EHP lây nhiễm cho tôm từ nguồn thức ăn tươi sống, 2 mảnh vỏ và Artemia,..

EHP lây nhiễm cho tôm qua môi trường nước ao: Phân tôm, thức ăn dư thừa,…

Vỏ tôm và ngoại ký sinh (trùng loa kèn, zoothamnium, khuẩn sợi,…) cũng là một trong những nguyên nhân làm tôm bị nhiễm EHP.

Tốc độ lây nhiễm bệnh EHP

Tốc độ lây nhiễm của bệnh khá nhanh, bà con cần lưu ý kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời và có hướng giải quyết ngay.

  • Tôm khỏe mạnh sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh khi sống chung với tôm đã nhiễm EHP hoặc khi sống trong môi trường có sẵn mầm bệnh trong vòng 10 – 15 ngày.
  • Thời gian nhiễm bệnh cũng sẽ nhanh hơn là trong vòng 1 tuần nếu tôm ăn phải thức ăn bị nhiễm EHP và trong vòng 15 ngày nếu tiếp xúc với đất ao bị nhiễm EHP.
  • Tôm nuôi trong ao đất không có hố xi-phông sẽ khiến bệnh EHP trên tôm lây nhiễm nhanh hơn do không loại bỏ chất thải hữu cơ và bào tử trong ao.

Đối với tôm PL (tôm giống) bà con cần chú ý:

  • Tôm PL (tôm giống) đã được test PCR âm tính với EHP nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm. Tỷ trọng này chiếm khoảng 20% -30% trong tuyến gan tụy, có thể gây bệnh phân trắng trong 65 – 79 ngày.
  • Đối với tôm PL (tôm giống) được phát hiện dương tính với bệnh EHP trên tôm ở cường độ 50% – 60% trong tuyến gan tụy, khi chuyển qua ao nuôi có thể gây bệnh phân trắng trong vòng 30 – 55 ngày.
  • Tôm PL (tôm giống) bị nhiễm EHP nặng sau khi test PCR với cường độ 60% – 90% trong tuyến gan tụy thì nó có thể gây bệnh phân trắng trong 14 – 20 ngày.

Dấu hiệu nhận biết bệnh EHP trên tôm

Các dấu hiệu trên cơ thể tôm

Một số biểu hiện trên cơ thể tôm có thể quan sát bằng mắt thường như: vỏ mỏng, xuất hiện các đốm,…

  • Tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ có lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng như một biểu hiện của việc tôm đang bị stress. 
  • Cuống mắt của tôm sẽ xuất hiện các đốm màu đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm.
  • Khi EHP lây nhiễm vào các ống của tuyến gan tụy làm bong tróc các tế bào, vì thế làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của tôm.

Các dấu hiệu ở đường ruột và kích thước của tôm

Có thể quan sát bằng mắt thường ở 2 giai đoạn sau của tôm để nhận biết tôm có đang nhiễm bệnh EHP trên tôm hay không:

Sau 20 – 30 ngày tuổi: Tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều. Xuất hiện tình trạng mềm vỏ, khả năng ăn giảm sút, ruột rỗng, phân đứt khúc, đường ruột tôm cong, cơ đục mờ toàn thân, nhiều đốm trắng, chết rải rác. Một vài con có thể bị ruột xoắn, không chặt chẽ, sưng đốt ruột cuối như có mủ trắng ở đoạn ruột gần hậu môn.

 

Bệnh EHP trên tôm biểu hiện rõ nhất vào giai đoạn 50-60 ngày (khoảng 3-4g/con, size trên 200 – 300 con/kg), tôm chậm lớn cho tới lúc tôm 90 ngày tuổi.

 

Tôm bị nhiễm EHP nặng sẽ xuất hiện phân trắng và gan tụy sẽ mất màu.

Chuyên mục: Phác đồ xử lý cho ao tôm có hội chứng bệnh xoắn đường ruột |  Công Ty TNHH Thuỷ Sản Tâm Việt

Tôm bị EHP, đường ruột bị lò xo.

Cách phòng bệnh EHP trên tôm

Kiểm soát bệnh EHP trên tôm ngay từ trại tôm nuôi bố mẹ

Bệnh EHP trên tôm cần được phòng tránh từ sớm, tránh tình trạng lây nhiễm dọc từ tôm bố mẹ sang tôm con.

  • Tại trại tôm nuôi tôm bố mẹ, bà con chỉ sử dụng thức ăn đã được kiểm tra EHP hoặc thức ăn được đông lạnh liên tục trong 2 giờ đồng hồ với nhiệt độ âm 20°C (ở nhiệt độ này các bào tử EHP sẽ bị phá hủy), tiệt trùng hoặc chiếu xạ bằng tia Gamma.
  • Tôm đưa vào hệ thống nuôi cần được kiểm tra bệnh kỹ lưỡng, chỉ thả nuôi khi tôm sạch bệnh EHP.

Kiểm soát bệnh EHP ở trại tôm giống

Cần kiểm soát và loại bỏ ngay những con tôm giống có biểu hiện hoặc bị nhiễm bệnh EHP trên tôm để tránh thiệt hại về kinh tế.

  • Ngâm bể ương và toàn bộ đường ống bằng NaOH liều 2,5% trong 3 giờ, sau đó để khô trong 7 ngày. Việc làm này sẽ giúp pH được nâng lên lớn hơn 9, làm cho 90% bào tử EHP bị bong ra (nghĩa là nó không thể nhiễm vào tế bào vật chủ).
  • Thực hành an toàn sinh học chặt chẽ.
  • Kiểm tra mầm bệnh trước khi chuyển vào hệ thống nuôi (chỉ thả nuôi ấu trùng không mắc bệnh EHP trên tôm).
  • Thường xuyên sàng lọc EHP – các ống gan tụy bị sưng có thể cho biết tôm đã bị nhiễm bệnh EHP trên tôm.
  • Nếu tôm giống ăn kém hơn bình thường thì cần kiểm tra gan tụy và lấy mẫu đi kiểm tra EHP.
  • Sử dụng thức ăn chất lượng cao để tăng cường sức khỏe tôm nuôi.

Kiểm soát bệnh EHP ở ao nuôi thương phẩm

Khi nuôi tôm bà con cần chú ý phòng bệnh cho tôm, hạn chế việc tôm bị mắc bệnh. Nếu tôm bị mắc bệnh cần kịp thời điều trị và tích cực phục hồi cho tôm sau điều trị, tránh tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn đến lúc thu.

  • Đảm bảo khử trùng hiệu quả toàn bộ hệ thống nuôi, bạt ao, dụng cụ và nước.
  • Chuẩn bị nước trong thời gian dài trước khi sử dụng cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh EHP trên tôm.
  • Chỉ thả tôm sạch bệnh. Tiêu huỷ các lô bị nhiễm EHP.
  • Giữ đáy ao sạch sẽ, loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong ao vì nó có thể là ổ chứa bào tử EHP.
  • Điều chỉnh hệ thống khí để tạo dòng nước phù hợp.
  • Nếu tôm đã bị nhiễm EHP, hãy sử dụng thức ăn giàu Protein để giúp tôm tăng khả năng tiêu hoá và phục hồi tuyến gan tụy. Bổ sung thêm Entero EHP và Probi Sup hoặc bộ đôi EHP Mix và Biozyme chuyên điều trị EHP trên tôm giúp tôm có đề kháng chống lại bệnh tật và phục hồi hệ tiêu hoá.
  • Không cho tôm ăn quá nhiều, việc dùng quá nhiều năng lượng cho tiêu hóa cũng sẽ làm cho tôm yếu đi.
  • Rất nhiều các sản phẩm tự nhiên được cho là giúp kiểm soát lây nhiễm EHP bao gồm Chitosan, các loại tinh dầu, chiết suất thảo dược, tảo Spirulina, chiết xuất rong biển – hiệu suất của chúng cần được xác nhận.
  • Hợp chất nhôm Poly aluminium chloride (PAC) được sử dụng để lắng tụ các chất hữu cơ lơ lửng bao gồm cả bào tử EHP, các cặn lắng này sau đó có thể được loạt bỏ ra ngoài.
  • Đảm bảo tất cả các nguồn nước mới cấp vào ao nuôi đều được xử lý kỹ để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh EHP trên tôm.

 

Kiểm soát bệnh EHP trên tôm ở giữa các vụ nuôi

Giữa các vụ nuôi cần kiểm soát chặt chẽ để hạn chế tôm từ vụ này có mầm bệnh lây nhiễm vào vụ sau. Đây cũng là cách phòng bệnh hiệu quả ngay từ sớm để bà con chăn nuôi tôm hiệu quả hơn.

  • Tháo cạn nước, kiểm tra kỹ đáy ao ở những chỗ bùn nhiều và những chỗ còn đọng nước – thu dọn các thiết bị sục khí để vệ sinh đáy ao hiệu quả hơn.
  • Sử dụng lớn hơn 15 ppm KMnO4 (thuốc tím) hoặc lớn hơn 40 ppm Chlorine để bất hoạt các bào tử (theo Kallaya, 2018).
  • Đối với ao đất có thể dùng vôi CaO với lượng lớn hơn 6 tấn/ha để nâng nhanh pH từ 8 lên đến 11. Ao phải khô hoàn toàn, bón vôi và cày đáy ao ở độ sâu khoảng 10 đến 12 cm, sau đó lấy nước vào vừa đủ ẩm để kích hoạt vôi.
  • Xử lý nước trước khi thả tôm bằng Chlorine liều 18g/m3 để loại bỏ các loài giáp xác hoang dã.
  • Sử dụng vi sinh EMUNIV TS1, EMUNIV TS2 để xử lý về các vấn đề nước ao nuôi và khí độc NH3 NO2, đảm bảo môi trường sống của tôm luôn được lý tưởng. Điều này sẽ giúp hạn chế việc thay nước, giảm nguy cơ nhiễm bệnh do việc luân chuyển nước giữa các ao nuôi.
  • Bổ sung bộ đôi Men tiêu hóa sống BiozymeBetaglucan để tăng sức đề kháng, bảo vệ đường ruột của tôm được khỏe mạnh để chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

Vậy là qua bài viết trên Khoa Học Việt Đức đã chia sẻ đến bà con cụ thể hơn về căn bệnh EHP trên tôm nuôi. Mong rằng với những nội dung trong bài viết này, bà con có thể có một mùa vụ bội thu và không còn lo lắng với căn bệnh EHP trên tôm. 

 

—————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai – Phường 05 – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh

0919 414 161 – 0949 399 995

nongnghiepvietduc@gmail.com

Fanpage : https://www.facebook.com/vietducnuoitom/

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *