Một trong những chứng bệnh phức tạp khiến người nông dân ngày đêm lo lắng, đặc biệt là vào mùa mưa khi thời tiết có nhiều biến động chính là “tôm rớt cục thịt.”
Vậy tôm rớt cục thịt có những biểu hiện như thế nào, vì sao nó thường “tìm đến” khi biến động thời tiết có chiều hướng gia tăng, hướng giải quyết dứt điểm tình trạng tôm rớt cục thịt là gì? Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ và chính xác nhất qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Nguyên nhân tôm rớt cục thịt là gì?
- Do thiếu oxy hòa tan trong ao: Khi mưa lớn dễ dẫn đến việc nước ao bị phân tầng oxy, dẫn đến thiếu hụt oxy ở đáy, đặc biệt là về đêm. Nếu tôm lột nhiều trong nước, trước và sau khi mưa càng làm cho tôm dễ chết đồng loạt hơn vì thiếu oxy, khí độc cao, sự thiếu hụt khoáng chất và sự sụt giảm độ cứng, độ kiềm của nước ao.
- Do pH bị giảm nhanh: Khi mưa lớn pH giảm sẽ kích thích quá trình lột xác của tôm diễn ra nhanh chóng hơn, tuy nhiên điều này dễ làm tôm chết trước, trong và sau khi mưa.
- Do nhiệt độ nước giảm đột ngột/cục bộ: Lúc này tôm có xu hướng tìm đến vùng nước có nhiệt độ ấm hơn đáy ao, đồng thời tránh đi tiếng ồn của mưa to (nơi tập trung nhiều khí độc và mầm bệnh). Tại đây, tôm thường bị rớt cục thịt sau khi lột.
- Do nuôi tôm mật độ dày: Khi tôm vừa lột vỏ xong thịt còn mềm và sức khỏe rất yếu chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ thì còn này đâm con kia, con mạnh hơn ăn con yếu hơn dẫn đến hiện tượng tôm chết.
- Do sụp tảo, tảo tàn phát triển nhanh chóng trong quá trình nuôi: Tảo tan sẽ sinh ra khí độc đặc biệt là H2S, tôm chết do ngộ độc H2S. Đồng thời tảo tàn là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh, mật độ vi khuẩn gia tăng cùng với sức khỏe tôm đang suy giảm làm tôm càng dễ nhiễm bệnh: Rỗng ruột, đốm đen, đen mang, và hoại tử gan cấp tính.
Ảnh hưởng của việc rớt cục thịt đến ao nuôi
“Tôm rớt cục thịt” là cụm từ bà con ta hay gọi khi thấy tôm chết còn tươi mềm, phần đầu và các phần phụ như râu, chân bơi, chân bò, đuôi đã bị các con tôm khỏe mạnh rỉa ăn. Tôm chết non và rớt xuống đáy như vậy thường thấy ở các ao nuôi lót bạt có mật độ nuôi dày sau khoảng 1,5 tháng nuôi cho đến lúc thu hoạch.
Thiệt hại của tình trạng tôm rớt cục thịt là không thể lường trước, trung bình mỗi đêm có thể làm chết 5-10 kg tôm, thậm chí vài chục kg tôm cũng là điều bình thường.
Xem thêm >>> TÔM VÀNG CHÂN, VÀNG MIỆNG VÀNG MANG VÀ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ XỬ LÝ
Giải pháp cấp cứu tôm bị rớt cục thịt
Bước 1 : Đánh khoáng Potass Nano ngăn ngừa hiện tượng rớt cục thịt
– Dùng cho ăn:
+ Khắc phục triệt để hiện tượng rớt cục thịt trên tôm
+ Phòng trị cong thăn đục cơ trên tôm
+ Giúp tôm lột xác đồng điều, kích cỡ tương đồng
+ Giúp tôm chắc thịt cứng vỏ, ăn khoẻ mau lớn/
– Dùng để bổ sung vào môi trường nước:
+ Khắc phục triệt để hiện tượng rớt cục thịt khi trời mưa.
+ Ngăn ngừa tôm mềm vỏ, cong thân, đục cơ, chậm lột xác
+ Giúp tôm lớn nhanh, cứng vỏ, màu sắc đẹp, chắc thịt, nặng cân.
+ Trộn vào thức ăn định kỳ 3 – 5ml/kg thức ăn cho ăn ngày ít nhất 1 cử.
+ Khắc phục rớt cục thịt trộn liều 10ml/kg thức ăn, ăn ít nhất 2 cử trên ngày và kết hợp tạt trực tiếp Potass Nano xuống ao.
+ Tạt trực tiếp vào ao nuôi.
*Trước khi thả giống: 1 lít/1.000m3 nước.
* Định kỳ: 500ml/1.000m3. Dùng 2-4 ngày/ lần.
* Khi tôm có biểu hiện rớt cục thịt, cong thân đục cơ tạt liều 1 lít/600m3 nước tạt liên tiếp 3 ngày liền đến khi tôm hết rớt cục thịt.
Bước 2: Trộn cho ăn ANTI EHP-VĐ: khoáng chống sốc, chống cong thân. Bổ sung chất tạo sắc tố cho vỏ tôm
- Cung cấp các vi khoáng hữu cơ cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm
- Trị rớt cục thịt, cong thân, đục cơ trên tôm.
- Giúp tôm lột xác đồng đều, nhanh lớn.
- Tăng sắc tố tôm đạt chuẩn
Cách sử dụng:
- Trộn vào thức ăn 5ml/kg thức ăn cho ăn hàng ngày
- Hỗ trợ điều trị cong thân đục cơ 10ml/kg thức ăn
- Hỗ trợ điều trị rớt cục thịt liều 10-15ml/kg thức ăn, ngày ăn 1-2 cữ.
- Cách dùng: pha với lượng nước vừa đủ xong trộn đều với thức ăn.
Bước 3: Ngăn ngừa sự bùng khí độc trong ao nuôi khi tôm rớt cục thịt. Giúp tôm tránh được sự tấn công của vi khuẩn khi lột.
Khí độc trong ao nuôi tôm được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm rớt cục thịt, do đó để phòng ngừa bà con nên bổ sung men vi sinh Emuniv.TS1, Emuniv.TS2, EVO 800…từ đầu vụ nuôi để tránh tình trạng khí độc cũng như làm sạch nước ao nuôi.
Vi sinh đối kháng vi khuẩn Emuniv Ts1, Emuniv Ts2
Vi sinh EVO 800
Lưu ý:
- Trong lúc mưa: Luôn chạy quạt nước, sục khí để đảm bảo các yếu tố của môi trường nước được ổn định nhất. Giảm lượng thức ăn khi trời mưa to kéo dài.
- Giảm ăn 50-70% để làm lại môi trường, giảm áp lực hữu cơ trong ao.
————————————————————-
Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Địa chỉ: Tầng 14, tòa nthà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52
Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại