Khi tôm bị bệnh đốm đen khi thu hoạch sẽ rất mất giá nên chúng ta cần khắc phục hoàn toàn và điều trị bệnh đốm đen cho tôm
Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh đốm đen
– Do các giống vi khuẩn vibrio có trong nguồn nước ao nuôi gây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi.
– Do nấm và động vật nguyên sinh. Nấm có thể tác động đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Những động vật nguyên sinh có thể gây ra hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang, còn được gọi là bệnh đen mang.
– Các ao nuôi có tôm bị bệnh đốm đen thường có hàm lượng khí độc NH3 hoặc NO2 vượt ngưỡng, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, chất lượng nước ao kém.
– Bệnh đốm đen cũng hay xảy ra vào thời điểm giao mùa khi tôm nuôi dễ bị stress do môi trường thay đổi đột ngột.
– Môi trường các ao nuôi lâu năm, nghèo khoáng chất hoặc bổ sung khoáng chất không đầy đủ và cân bằng.
– Thiếu Vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đốm đen. Tôm thiếu Vitamin C có xuất hiện các đốm đen ở phần bụng, vỏ ngực và phía dưới vỏ kitin ở chân phụ. Tôm bị bệnh thường chán ăn, cơ thịt có màu đục, vào thời kỳ cuối tôm bị bại huyết nhiễm khuẩn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen
– Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường là vào giai đoạn mùa mưa hoặc ở những vùng nuôi có độ mặn thấp < 10‰.
– Bệnh xảy ra chủ yếu ở giai đoạn tôm từ 35 ngày tuổi trở lên vì giai đoạn này tôm đang trong pha tăng trưởng nhanh về thể trọng, nhu cầu hấp thu khoáng chất cao để đáp ứng quá trình lột xác diễn ra liên tục.
Giai đoạn ủ bệnh
Kém hấp thu khoáng chất.
Giai đoạn này chưa nhận thấy sự xuất hiện của các đốm đen, tôm có dấu hiệu mỏng vỏ, mềm vỏ, chậm lột, lột lâu cứng vỏ, tôm bắt mồi yếu, một số tấp mé hoặc bơi lội lờ đờ, đa số là tôm sắp lột (tôm cốm, tôm 2 da) hoặc tôm lột xong nhưng chưa cứng vỏ
Giai đoạn chớm phát bệnh
Nấm và vi khuẩn bắt đầu tấn công. Các vị trí nấm và khuẩn xuất hiện đặc điểm màu ngả vàng, tôm giảm nhớt tại các vị trí bám, phổ biến là ở vùng sống đuôi, vùng giáp đầu ngực và hai bên thân tôm. Tôm có dấu hiệu ăn yếu, lột khó, lột rộ khi cấp nước có thể rớt lai rai…
Giai đoạn bùng phát bệnh
Giai đoạn gây hại.
Nấm phát triển mạnh, kết hợp với vi khuẩn trong ao nuôi ăn mòn lớp vỏ kitin tạo nên các vết đốm li ti trên toàn bộ thân tôm. Trong trường hợp bệnh nặng các vết lở loét ăn sâu vào thân vỏ làm tôm lột rớt, bỏ ăn, bơi lội lờ đờ, gan ruột yếu… Tôm nhiễm bệnh nặng hầu như không còn nhớt, ốp thân và lột rớt hàng loạt. Khi rơi vào giai đoạn này các bước điều trị hiệu quả rất thấp và hao mẫu
Xem thêm: Trị bệnh phân trắng trên tôm
Cách điều trị bệnh đốm đen trên tôm
- Trong quá trình nuôi cần duy trì độ kiềm trong suốt quá trình nuôi tốt nhất >120mg/L.
- Kiểm soát thức ăn tránh để dư thừa và đảm bảo oxy hòa tan thích hợp trong suốt giai đoạn nuôi để đáp ứng nhu cầu lột xác dễ dàng >4mg/L.
- Định kỳ kiểm tra mật độ khuẩn trong ao 1 tuần/lần, kiểm soát mật số khuẩn dưới mức gây hại.
- Cần chuẩn bị ao chứa lắng để chủ động cung cấp nước đã xử lý cho ao nuôi khi cần thiết.
- Dùng thuốc diệt khuẩn đốm đen BKDine-VĐ với liều 1 lít/2.000m3
- Kết hợp dùng khoáng tạt Nano Potass Nano để tôm nhanh cứng vỏ.
- Cùng trộn cho ăn để tôm nhanh phục hồi vết thương
Nếu bệnh đốm đen có vết thương khá sâu thì chúng ta nên diệt khuẩn 2 nhịp cách nhau 3 ngày và bổ sung khoáng chất liên tiếp để tôm bóng vỏ sạch đẹp không bị thương lái trừ phần trăm.
Chúc bà con thành công! Mọi chi tiết về bệnh đốm đen xin liên hệ 1900989852 – 0919.41.41.61