
Chứng kiến cảnh nông dân tại một số vùng nuôi tôm trọng điểm ở Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu,… phải bỏ xứ đi làm ăn vì nuôi con tôm khó khăn, phải treo đầm vì hết vốn, nợ nần bủa vây. Nữ doanh nhân 9x Bùi Thị Huỳnh Hoa đã và đang cùng các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản xây dựng giải pháp phát triển nuôi tôm bền vững, nói không với sử dụng kháng sinh cho hiệu quả kinh tế cao để níu giữ bàn chân nông dân.
Gặp nữ doanh nhân Bùi Thị Huỳnh Hoa tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh Đất Việt và Gương mặt xuất sắc Đất Việt vừa tổ chức vào ngày 25/04/2021 tại TP. Hồ Chí Minh tôi khá bất ngờ khi biết nữ doanh nhân xinh đẹp này sinh năm 1990. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành thủy sản của Đại học Tây Đô thay vì thi công chức, viên chức để vào nhà nước, chị Bùi Thị Huỳnh Hoa đã đi tìm sự khác biệt đó là tìm giải pháp phát triển con tôm có giá trị cao, chí phí thấp. Do đó chị đã ở lại cùng với nông dân tại các ao nuôi tôm để nghiên cứu, tìm tòi sáng kiến. 2 năm, 3 năm, rồi gần chục năm gắn bó cùng nông dân chị Hoa hiểu hơn ai hết về nỗi trăn trở của nông dân Miền Tây trước thách thức của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh ảnh hưởng đến nuôi tôm.
Từng có một thời con tôm được coi là phương thức làm giàu nhanh nhất của nông dân ĐBSCL. Nhờ con tôm người nghèo mau chóng trở thành tỷ phú; nhưng giờ đây cũng chính con tôm lại khiến người ta trở lại với phận nghèo, chịu cảnh nợ nần, bỏ xứ đi làm ăn…
Vượt khó cùng nông dân để phát triển con tôm sạch
Theo chị Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức (TP. Hồ Chí Minh): “Hiện trạng ngành nuôi tôm ở nước ta nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Rủi ro trong nuôi tôm ngày càng cao, do nhiều nguyên nhân như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, giá tôm nguyên liệu giảm… dẫn đến tỷ lệ thành công rất thấp.
Do đó để chủ động đối phó với những yếu tố khách quan, bà con nông dân cần lựa chọn hướng đi phù hợp, quy trình nuôi tôm bền vững, độ an toàn cao và tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất và tăng tỷ lệ thành công”. Để đồng hành cùng người nuôi tôm Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức, một công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam đã được thành lập. Đây là tâm huyết mà chị Bùi Thị Huỳnh Hoa muốn dành cho người nông dân để cùng họ trở thành những người nuôi tôm chuyên nghiệp và thoát nghèo.
Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc thủy sản đã và đang mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản nói chung và bà con nuôi tôm nói riêng những sản phẩm chất lượng an toàn và hiệu quả cao.
Các sản phẩm của Công ty TNHH Khoa học Việt Đức như: Vi sinh nuôi tôm Emuniv.TS, BZT-VĐ; Gan thảo dược VĐ-LIVER; bộ sản phẩm khắc phục hiện tượng chậm lớn, trị phân trắng do vi bào tử trùng: ANTI-EHP, VĐ-CLEAR,… Những sản phẩm này được bà con tin tưởng sử dụng.
Để bà con dễ dàng tiếp cận các sản phẩm chất lượng Công ty Khoa học Việt Đức đã hợp tác với các đại lý lớn ở các khu vực nuôi trọng điểm như: Đại lý Thanh Thủy, Đại lý Mỹ Tiên (huyện Đông Hải, Bạc Liêu); Đại lý Tâm Lực (huyện Đầm Dơi, Cà Mau), Đại lý Tùng Thu (huyện Long Phú, Sóc Trăng), Đại lý Bảy Tươi (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh), Đại lý Hải Hà (huyện Đầm Hà, Quảng Ninh),…

Ứng dụng vi sinh trong nuôi tôm
Qua áp dụng thực tiễn việc sử dụng công nghệ vi sinh, công nghệ an toàn sinh học trong nuôi tôm chính là giải pháp tối ưu. Qua đó đã thay đổi nhận thức, tập quán sử dụng và lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh, hóa chất trong xử lý môi trường của người nuôi tôm.
Theo đại diện Công ty Khoa học Việt Đức, nguyên nhân dẫn đến việc nuôi tôm của bà con nông dân kém hiệu quả và rủi ro cao đó là phần lớn nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng của vi sinh trong việc xử lý môi trường và lấn át những vi khuẩn gây bệnh trên tôm; chưa có nguồn vi sinh tốt và luôn bị động, lúng túng khi ao nuôi tôm xảy ra sự cố như: tảo, khí độc, dịch bệnh…
Đặc biệt, khi tôm bệnh thì bà con thường dùng các loại hóa chất diệt khuẩn, kết hợp với kháng sinh để trị mà không lường trước được hậu quả; việc xử lý dịch bệnh trên tôm theo kinh nghiệm cá nhân, không nắm vững được các kiến thức cơ bản, bản chất vấn đề về phòng và trị bệnh. Điều đó không chỉ gây lãng phí tiền của, không hiệu quả, mà còn tác động xấu đến môi trường ao nuôi, không cách ly được dịch bệnh, nhất là nạn lạm dụng quá nhiều chất kháng sinh và hóa chất. Thậm chí, các loại kháng sinh và hóa chất không rõ nguồn gốc.
Để nuôi tôm thành công, bà con nông dân cần tuân thủ quy trình và sử dụng các nhóm sản phẩm sau: Thứ nhất là nhóm sản phẩm vi sinh xử lý môi trường, khí độc, tảo… nhằm chủ động lấn áp mầm vi khuẩn gây bệnh từ môi trường: Vi sinh Emuniv.TS1 (các sản phẩm này là đề tài khoa học cấp Nhà nước do Giáo sư Phạm Văn Ty làm chủ nhiệm); Thứ hai là nhóm phòng và trị các bệnh về gan, tụy: Ưu tiên chọn những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên; Thứ ba là nhóm phòng trị đường ruột, phân trắng và chậm lớn…
Thời gian qua rất nhiều ao nuôi tôm công nghiệp và công nghệ cao đã tin dùng sản phẩm của Công ty Khoa học Việt Đức: Như gần 50 ao nuôi tôm công nghệ cao của công ty TNHH chế biến thủy sản và XNK Trang Khanh tại tỉnh Bạc Liêu, cho thu hoạch tôm lên đến 8-9 tấn/ao 1.000m2. Hay đạt 9 tấn/ao đất 6.000 m2 của nông dân tại tỉnh Sóc Trăng; 12 ao công nghệ cao tại Cà Mau cũng liên tục thắng lớn. Hay rất nhiều ao nuôi tôm tại miền Bắc cũng thành công 4 năm qua…

Không dừng lại ở đó, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức không ngừng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh Nghiên cứu và Phát triển (R&D), chăm chút và kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến máy móc, trang thiết bị sản xuất. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu “BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP”.
Thực hiện: H2O