Trong nuôi tôm, việc chọn vi sinh nuôi tôm là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chính vì vậy trong bài viết này. Khoa học Việt Đức sẽ chỉ cho bạn các loại vi sinh tốt nhất
Nội dung chính
1. Có phải bạn đang khó khăn trong việc chọn vi sinh nuôi tôm
Thế giới vi sinh có quá nhiều chủng loại, khiến bạn loay hoay chưa biết chọn lựa chủng nào cho phù hợp với mô hình nuôi tôm nhà mình….
Có quá nhiều việc phải giải quyết trong 1 ao tôm nào là:
- Cần làm sạch nước, tạo màu nước.
- Cần xử lý đáy ao, xử lý khí độc NH3, NH4, H2S,..
- Cần ép hại khuẩn Vibrio gây bệnh gan ruột trên tôm.
- Cần cắt tảo độc (lam, đỏ, mắt, giáp, sợi) tạo tảo lợi (sillic, khuê, lục)
- Cần xử lý vật chất lơ lửng, khử NO2
- Cần thêm loại chống nhớt bạt đáy.
- Rồi cứ cách 7 ngày lại phải diệt khuẩn định kỳ 1 lần, diệt xong lại phải cấy vi sinh lại từ đầu.
Câu hỏi đặt ra trước khi dùng vi sinh nuôi tôm:
- Phương pháp: Loại nào nên ủ loại nào không cần ủ?
- Thời điểm: Đánh vi sinh buổi sáng có tác dụng gì? Đánh buổi tối có tác dụng thế nào? Cắt tảo hay gây tảo?
- Chi phí nuôi cuối cùng là bao nhiêu?
- Mà dùng như thế nào cho vừa hiệu quả vừa tiết kiệm nhỉ?
Khoa học Việt Đức hoàn toàn hiểu điều đó…
Chúng tôi biết có nhiều sản phẩm làm bạn mất nhiều tiền nhưng vẫn chưa đủ mạnh để xử lý được triệt để vấn đề cần giải quyết.
Là do nhà sản xuất chưa chọn được chủng vi sinh đủ mạnh hoặc liều lượng và cách sử dụng chưa phù hợp.
Dùng đúng chủng loại đúng thời điểm và đúng liều lượng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình nuôi.
Là công ty vinh dự được nhiều chuyên gia đầu ngành ngành vi sinh vật học hỗ trợ như Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Ty cùng Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng đã có hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về vi sinh. Hợp tác cùng chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu và sản xuất.
Giáo sư.Tiến sĩ Phạm Văn Ty – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đã cho ra đời những chủng vi sinh đặc biệt được chứng nhận là “đề tài Khoa học cấp Quốc gia”.
Vì vậy chúng tôi biết đâu là sự khác biệt LỚN NHẤT để tạo nên THÀNH CÔNG trong nuôi tôm…
2. Hàng ngày chúng tôi nhận về rất nhiều câu hỏi về vi sinh nuôi tôm như
1/ Nên dùng vi sinh ủ hay đánh trực tiếp không cần ủ ?
2/ Cách nào ủ vi sinh tốt nhất hiệu quả nhất?
3/ Loại vi sinh nào làm sạch nhớt bạt đáy mà không cần chà bạt bằng tay mỗi ngày?
4/ Có loại vi sinh nào cắt được tảo lam, tảo đỏ hay không?
5/ Có loại vi sinh nào gây màu trà cho ao tôm không?
6/ Có loại vi sinh nào khử được NO2 không?
7/ Có dòng vi sinh nào khử được khuẩn Vibrio mà không cần diệt khuẩn hay không?
8/ Ao bị nấm đồng tiền diệt bằng thuốc gì?
9/ Nước lợn cợn hay đục quá thì làm sao?
Có quá nhiều mặt hàng nhiều chủng loại với nhiều thông tin khác nhau trên thị trường, làm bạn vẫn loay hoay giữa biển sản phẩm.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được cho mình sản phẩm vi sinh ưng ý thì hãy để chúng tôi giúp bạn tham khảo thêm.
Trên nền tảng vi sinh được nghiên cứu chuyên sâu hơn 40 năm của 2 Vị Giáo sư và Tiến sĩ đã hơn 80 tuổi. Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ góp 1 phần công sức để đưa bạn đến với thành công.
3. Tiết lộ 3 sản phẩm vi sinh nuôi tôm giúp bạn nuôi tôm thành công
– Vi khuẩn là một nhóm vi sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ, một số thuộc loại ký sinh trùng.
– Có rất nhiều cách để phân loại vi khuẩn trong đó nếu dựa vào nhu cầu oxy vi khuẩn sẽ được chia làm 2 loại là vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn kỵ khí) và vi khuẩn hiếu khí.
– Yếm khí và hiếu khí là hai hình thức xử lý sinh học hoạt động dựa trên nguyên tắc chính là sử dụng vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.
– Tuy nhiên điểm khác biệt dể nhận thấy nhất giữa hai quá trình này là hiếu khí hoạt trong điều kiện có oxi, còn kỵ khí thì không.
– Khuẩn Vibrio spp là nguyên nhân gây ra bệnh gan ruột trên tôm:
- Gây bệnh gan tụy như: Hoại tử gan tụy EMS, sưng gan, vàng gan, teo gan, gan không điều màu…
- Gây bệnh về ruột như: Phân trắng, lỏng ruột => suy gan, ăn yếu => còi cọc, chậm lớn => ốp thân và rớt.
- Nên cần giải quyết triệt để từ ban đầu và cả trong quá trình nuôi.
3.1. Vi sinh nuôi tôm Emuniv Ts1 và Emuniv Ts2
Emuniv Ts1 chứa 7 chủng Vi sinh hiếu khí và Emuniv Ts2 chứa nhiều hơn là 8 chủng. Trong đó: 7 hiếu và 1 yếm khí.
Vi sinh nuôi tôm Emuniv Ts1 và Emuniv Ts2 có khả năng:
- Tiết ra 20 loại kháng sinh sinh học để ức chế vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho tôm.
- Tiết ra enzyme để phân huỷ các hợp chất hữu cơ, protein trong nước. Làm bóng nước, sạch nước.
- Tiết ra acid hữu cơ để cân bằng pH nước, tạo hệ đệm lý tưởng sinh ra thảm thực vật là tảo khuê, sillic tảo có lợi phát triển.
- 1 chủng yếm khí – chủng này có oxy hay không oxy vẫn sống tốt – xuống tận những vùng sâu thiếu oxy để xử lý vi khuẩn yếm khí tạo khí độc dưới đáy ao nuôi.
Sau 2 – 3 ngày sử dụng bà con nên mang nước đi kiểm tra PCR vi khuẩn Vibrio sẽ giảm mạnh và soi tảo sẽ thấy được tảo tảo khuê tảo sillic phát triển.
Loại tảo này giúp cho màu nước ao tôm chuyển sang màu vàng trà và có độ trong khoảng 20 – 30 cm. Quan sát dưới nắng sẽ thấy mặt nước phản quang ánh kim lấp lánh sáng hơn bình thường khi chưa dùng vi sinh.
Lưu ý
Sau 2 – 3 ngày sử dụng bà con nên mang nước đi kiểm tra PCR vi khuẩn Vibrio sẽ giảm mạnh và soi tảo sẽ thấy được tảo tảo khuê tảo sillic phát triển. Loại tảo này giúp cho màu nước ao tôm chuyển sang màu vàng trà và có độ trong khoảng 20 – 30 cm. Quan sát dưới nắng sẽ thấy mặt nước phản quang ánh kim lấp lánh sáng hơn bình thường khi chưa dùng vi sinh.
2/ Vi sinh BZT – VĐ Sạch nhớt bạt đáy, khống chế tảo độc.
Tôm lớn nhờ lột xác và trao đổi chất. Tôm lớn càng nhanh chất thải càng nhiều. Chất thải tôm nếu không kịp xử lý sẽ tạo ra khí độc và là môi trường cho lý tưởng cho vi khuẩn Vibrio cùng các loại tảo phát triển.
Tảo phát triển quá mức và già đi sẽ nở hoa sinh ra độc tố, khi tảo tàn gây thối nước => lên khí độc gây ngạt tôm, tôm nổi đầu.
=> Thiếu oxy cục bộ, tôm bị stress, mềm vỏ lột xác không cứng được, chậm lớn/rớt cục thịt, vỡ gan.
Thế nên cần dùng BZT – VĐ để xử lý nước, xử lý đáy ao kể cả làm sạch nhớt bạt đáy triệt để mỗi ngày. Không để tảo và khí độc phát triển.
Ngoài ra BZT-VĐ còn có tác dụng cắt tảo lam tảo đỏ trong ao.
Giải quyết triệt để không để phát sinh khí độc trong quá trình cắt tảo. An toàn cho hệ tiêu hoá tôm ngay từ đầu… Môi trường tốt thúc đẩy quá trình phát triển của tôm. Giúp tôm ăn khỏe nhanh lớn
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm chuẩn nhất
Công dụng của vi sinh nuôi tôm BZT – VĐ
Cần dùng BZT – VĐ để xử lý nước, xử lý đáy ao kể cả làm sạch nhớt bạt đáy triệt để mỗi ngày. Không để tảo và khí độc phát triển.
Ngoài ra BZT-VĐ còn có tác dụng cắt tảo lam tảo đỏ trong ao. Giải quyết triệt để không để phát sinh khí độc trong quá trình cắt tảo. An toàn cho hệ tiêu hoá tôm ngay từ đầu, trị phân trắng… Môi trường tốt thúc đẩy quá trình phát triển của tôm. Giúp tôm ăn khỏe nhanh lớn.
Trên đây là các loại vi sinh nuôi tôm phổ biến, ngoài ra xin mời bà con tham khảo thêm các loại vi sinh trong nuôi tôm như
3/ EM PSB – VĐ: là vi sinh EM gốc yếm khí (kỵ khí)
(chủ yếu để điều chế các dạng EM khác)
Chủng vi sinh rất cần trong nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi tôm sú. Cần thiết cho cả nuôi tôm ao bạt và nuôi tôm ao đất.
Sản phẩm chứa 100% vi sinh yếm khí.
Các chủng này có tên là khuẩn quang dưỡng lưu huỳnh tía Rhodobacter.sp
Vi sinh EM PSB – VĐ là 1 cộng đồng các vi sinh vật bao gồm từ 80 – 120 loại vi sinh vật có ích thuộc 4-5 nhóm vi sinh vật khác nhau. Nhưng có thể sống hòa đồng với nhau, nhân lên rất nhanh về số lượng qua quá trình lên men. Khi được sử dụng sẽ có nhiều tác dụng, đồng thời phát huy các vi sinh vật có ích sẵn có trong nước, đất và môi trường. Lấn át, hạn chế các vi sinh vật có hại.
Rhodobacter.sp là vi sinh vật tự dưỡng, chuyển hóa CO2 thành O2 giúp ao nuôi tôm ít bị thiếu oxy khi mất tảo. Khi ao bị rớt tảo nên dùng sản phẩm có dòng vi sinh này sẽ cung cấp oxy cho ao tốt hơn.
Trong điều kiện thiếu oxy và trong tối, các vi khuẩn quang dưỡng sử dụng NO3-, NO2-… để phát triển nên giúp giảm hàm lượng NO3-, NO2-. Giảm hàm lượng H2S
EM PSB – VĐ có tác dụng: làm sạch nền đáy ao, phân hủy chất hữu cơ hấp thu xác tảo, làm giảm sự gia tăng lớp bùn ao nếu nuôi tôm ao đất, ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại, chuyển hóa các khí độc gây hại cho tôm như NH3, NO2, H2S….
Giúp ổn định tảo và màu nước ao nuôi, làm tăng hàm lượng oxy, ổn định pH và các chỉ số môi trường trong ao nuôi. Sử dụng CO2, do đó làm áp suất CO2 trong nước giảm tạo điều kiện cho O2 khuếch tán nhanh vào trong nước, giúp cho nồng độ O2 trong nước tăng lên.
EM PSB – VĐ còn có khả năng sinh ra một loại acid hữu cơ có tính chất như là một loại thuốc trừ cỏ tự nhiên nên có tác dụng tiêu diệt các loại tảo độc trong ao nuôi.
Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho tôm
Sản phẩm xử lý môi trường nước