Quy Trình Nuôi Tôm, Kỹ Thuật Nuôi Tôm, Chi Phí Nuôi Tôm: Tôm Thẻ, Tôm Sú, Quảng Canh, Ao Đất, Ao Bạt

26/07/2021

Kỹ Thuật Nuôi Tôm là cụm từ mà nhiều người tìm kiếm vì đây là yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất nuôi tôm. Tuy nhiên những thông tin tràn lan trên mạng hiện nay chưa được kiểm chứng hoặc không chính xác, trong bài viết này Khoa Học Việt Đức sẽ cung cấp những kỹ thuật nuôi tôm chuẩn nhất, quy trình nuôi tôm đã được kiểm chứng có chi phí nuôi tôm thấp và có thể áp dụng nhiều loại tôm khác nhau như tôm thẻ, tôm sú, tôm quảng canh và ở các môi trường khác nhau như ao đất và ao bạt

Kỹ Thuật Nuôi tôm

Nội dung chính

1. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC AO TÔM TRƯỚC KHI THẢ GIỐNG – KỸ THUẬT NUÔI TÔM QUAN TRỌNG

Chọn được giống tốt là một lợi thế nhưng trước khi thả tôm giống vào ao nuôi thì phải xử lý nước ao tôm, đây là bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm và để áp dụng quy trình nuôi tôm này thành công bà con cần chú ý.

Cải tạo đất trong ao nuôi là bước đầu tiên trong quy trình nuôi tôm:

  • Để ao nuôi tôm có được một nền đáy ao sạch, màu nước ổn định, các chỉ tiêu môi trường ổn định ít biến động, độ trong của nước phù hợp, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh và các sinh vật khác phát triển trong ao chúng ta cần phơi nền đáy ao dưới ánh nắng mặt trời đến khi mặt đất khô nứt nẻ, vết nứt sâu khoảng 10 – 20cm thì tiến hành ủi ao, ủi đi lớp đất trên bề mặt ao.
  • Bước tiếp theo chúng ta kết hợp bón vôi CaO, CaCO3, Dolimite, Canxi, magie để khử khuẩn mặt ao và cung cấp Canxi Magie cho ao ngay từ ban đầu.
  • Nếu bà con nuôi ao bạt đáy thì chỉ cần bón vôi và tiến hành đổ hố xiphong và đi ống dưới bạt và lót bạt lên là được.
  • Nếu nuôi ao đất thì tiến hành tưới nước sơ qua để kích hoạt vôi và để 1 -2 ngày.
  • Đây là quy nuôi tôm đầu tiên trong tổng kỹ thuật nuôi tôm nên bà con cần ghi nhớ để tránh bị thiếu xót

Kỹ thuật xử lý nước trước khi thả tôm – quy trình nuôi tôm:

  • Tiếp theo là giai đoạn lấy nước, nước được bơm qua túi lọc nhiều lớp. Để lọc đi những sinh vật phù du, trứng ấu trùng và những loài tôm cá tạp khác.
  • Để 2 ngày sau đánh diệt tạp và clorin hoặc TCCA diệt khuẩn liều lượng 20 – 30 PPM. Lý do chúng ta để đến 2 ngày sau mới diệt tạp và diệt khuẩn mục đích là để trứng ấu trùng còn sót lại trong ao nở ra rồi diệt cho triệt để.
  • Chạy quạt nước mạnh từ 9 – 10 ngày sau đó giải độc nước, trung hòa môi trường hóa chất bằng nhóm Sodium Thio Sunfat.
  • 2 ngày sau kiểm tra lại lượng tồn lưu của Clorin. Nếu đã hết dư lượng Clorin thì tiến hành lấy nước vào ao sẵn sàng.
  • Đánh thuốc tím 3 -5kg/1.000 m3 nước. Để giải độc những dư lượng hóa chất thuốc trừ sâu tồn lưu trong nước và xem như diệt khuẩn lần 2 để đưa vào ao nuôi.
  • Chuẩn bị sục khí tăng sinh vi sinh để đánh xuống ao trước khi thả tôm 2 ngày. Tạo mầm tảo sillic, tảo khuê tạo màu nước cho ao tôm. Màu nước tốt nhất cho ao tôm của bạn là màu vàng trà hoặc vàng chanh (tảo khuê pha lẫn tảo lục).
  • Màu nước vàng trà đủ điều kiện để xuống tôm giống. Đây là kỹ thuật nuôi tôm cần sự tỉ mỉ và cẩn thận, bà con cần xử lý trước khi thả tôm

Kiểm tra các chỉ số môi trường trong quy trình nuôi tôm như:

  • pH                             Kali          
  • kH (Kiềm)                 Magiê
  • Canxi                        Độ mặn
  • Kiểm tra khuẩn vibrio lại lần nữa xem đã sạch khuẩn hay chưa nếu clorin không còn thì 2 ngày sau có thể thả tôm.
  •  Đĩa thạch kiểm tra khuẩn vibrio, kết quả nước ao không nhiễm khuẩn.
  • Trước khi thả tôm 30 phút sử dụng khoáng tạt, kết hợp Vitamin C để chống sốc cho tôm và tạt 1 chai VĐ-Liver gan cho 3.000m3 nước để tôm giống mới ra môi trường mới mau cứng gan khi lột, giảm tỷ lệ hao hụt khi thả nuôi.

➢ pH thích hợp thả tôm từ 7,6 – 7,9

➢ Kiềm thích hợp từ 120 – 160

➢ Khí độc không có.

➢ Các chỉ tiêu khác như Canxi, Magiê, Kali thì tùy theo độ mặn ao nuôi mà tra theo bảng sau:

2. QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG –  KỸ THUẬT NUÔI TÔM QUAN TRỌNG

  • Sau quy trình xử lý trước khi thả tôm thì quy trình nuôi tôm sẽ ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất tôm thu hoạch và đây là bước quan trọng nhất trong Kỹ thuật nuôi tôm của Khoa Học Việt Đức

Quy trình xử lý nước trong quá trình nuôi tôm.

  • Thảo dược tăng cường chức năng và giải độc gan cho tôm.

Thảo dược tăng cường chức năng và giải độc gan cho tôm cho quy trình nuôi tôm

đặt hàng

– VĐ-Liver: Tạt liều phòng 1lít/3.000m3 nước.

– Trị gan tôm: vàng gan, sưng gan, teo gan, gan không điều màu: Tạt liều 1lít/1.000m3 nước.

– Tạt định kỳ ngừa bệnh gan 5 ngày 1 lần vào lúc 19 – 20h để bảo vệ gan tôm trước những biến động môi trường.

Chế phẩm vi sinh làm sạch nguồn nước, môi trường ao nuôi tôm

Chế phẩm vi sinh làm sạch nguồn nước, môi trường ao nuôi tôm cho quy trình nuôi tôm

đặt hàng

  • Emuniv Ts1: 1 gói 454gr sử dụng cho 3000m3 nước, 3 – 5 ngày sử dụng 1 lần tuỳ tôm lớn nhỏ để đúng với kỹ thuật nuôi tôm, tùy mật độ thả nuôi trên m2 mà sử dụng cho phù hợp.

Khoáng tạt định kỳ ngừa cong thân đục cơ, tăng kiềm, chống rớt cục thịt trong mùa mưa.

  • Premix – VĐ: Sử dụng 1kg/1.000m3 nước, định kỳ 2-3 ngày/lần trong suốt chu kỳ nuôi
  • Potass Nano: Khoáng nano dạng nước, tạt khi trời mưa hoặc trị rớt cục thịt liều 600ml – 1lit/1.000m3 nước
  • Vi sinh xử lý nước, ép khuẩn, tạo tảo sillic tạo màu vàng trà cho ao nuôi tôm

Xin mời bà con xem video tham khảo thêm vi sinh nuôi tôm của Khoa Học Việt Đức

Tư vấn cách nuôi tôm

Cách tăng sinh vi sinh Emuniv Ts1, kỹ thuật nuôi tôm không phải ai cũng biết :

+ Bước 1: Hòa tan 1 gói 454gr với 3kg mật rỉ đường và 200 lít nước sạch (không sử dụng nước bơm từ nước ngầm, nước giếng bơm lên và không sử dụng nước mưa để ngâm vi sinh. Nước phải không còn tồn lưu của hóa chất diệt khuẩn)

+ Bước 2: Sục khí 48h thấy vi sinh chuyển từ màu nâu đen sang màu đỏ cam hoặc đỏ cánh dán, có mùi thơm chua ngọt là có thể sử dụng tạt xuống ao được.

+ Bước 3: Tạt xuống ao vào sáng sớm hoặc khuya. Không tạt buổi chiều vì buổi chiều pH cao ảnh hưởng đến 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter trong sản phẩm. 

Nếu lượng vi sinh đã sục khí còn thừa lại có thể cho thêm nước và mật đường vào sục khí để hôm sau dùng tiếp.

Kỹ thuật nuôi tôm dùng Vi sinh xử lý đáy ao, xử lý khí độc trong nuôi tôm cho ao đất.

  • Tạt 1lít/3000m3 nước, cách 5 ngày dùng lại 1 lần
  • Cách tăng sinh Emuniv Ts2:Hòa 1 lít Emuniv Ts2 với 3kg mật rỉ đường và 200 lít nước sạch. Sục khí 48h là có thể sử dụng được

Lưu ý:  

Chế phẩm vi sinh Emuniv Ts1 và Emuniv Ts2 nên tạt vào sáng sớm.

– Nếu ao có nhiều tảo thì sử dụng vào khoảng 22h đêm để giảm tảo.

– Nếu ao có màu nước đẹp thì sử dụng định kỳ 3 – 4 ngày/lần vào buổi sáng sớm.

– Nếu có tảo độc, môi trường ô nhiễm nhiều thì sử dụng 2 ngày/lần. Kết hợp BZT-VĐ pha loãng đánh trực tiếp không cần sục khí. Để cắt tảo độc như tảo lam, tảo đỏ, tảo giáp, tảo mắt.

Sạch nhớt bạt đáy, khống chế tảo độc hay cắt tảo lam, tảo đỏ,…

 Dùng liều lượng 227gr cho 2.000m3 nước, nếu tảo lên đậm và già thì tăng liều dùng 454g cho 2.000m3 nước đánh buổi khuya nếu ao đủ oxy.

Quy trình trộn thuốc cho tôm ăn – Quy trình nuôi tôm.

Ở đây mình nói cơ bản còn cách quản lý thức ăn và canh nhá (vó) thế nào là chuẩn thì mình sẽ viết vào bài tiếp theo trong kỹ thuật nuôi tôm nha các bạn.

Ví dụ ao tôm bạn trộn thuốc ngày 4 cử thì các cử cho ăn như sau:

Cữ 1: Thảo dược phòng và  trị gan tôm:

        VĐ-Liver 5-10ml/1kg thức ăn

Cữ 2: Đào thải vi bào tử trùng EHP gây chậm lớn, phòng và trị phân trắng.

        Anti – EHP (mỹ) trộn 5-7ml/1kg thức ăn

       + VĐ-Clear (mỹ) trộn 5-7g/1kg thức ăn

Cữ 3: Khoáng tăng trọng và Vitamin 3 trong 1, chống ốp thân:

        Anti EHP Pluzz (Thái, loại 1lít) 5-10ml/1kg thức ăn

Cữ 4: Men tiêu hóa sống:

        Biozyme – VĐ 5-10g/1kg thức ăn

Lưu ý:

  •  Ăn liều phòng (với tất cả các chế phẩm ): 5(ml/g)/1kg thức ăn
  • Nếu có dấu hiệu đốt thức 6 có bóng khí, sưng gan, vàng gan, mờ gan, phân trắng hoặc giảm ăn: 
  • Trị gan tôm Trộn VĐ-Liver 15(ml/g)/1kg thức ăn. 
  • Đào thải vi bào tử trùng EHP, trị phân trắng Anti -EHP(mỹ) 10ml/kg thức ăn trộn chung VĐ-Clear 10g/kg thức ăn, sau 3 ngày giảm lại 5ml/kg thức ăn. 
  • Sản phẩm Anti-EHP(mỹ) không được cho ăn quá 10ml/kg thức ăn. Cho ăn liên tục suốt quy trình nuôi tôm.
  • Để giảm chi phí nuôi tôm thì trong quá trình nuôi bà con hạn chế thay nước nếu nước không xanh, chỉ hút bỏ phần vỏ lột và chất thải, thức ăn tôm dư thừa là được. Có thể tuần hoàn giữ lại nước tái sử dụng nước củ vì trong nước có nhiều vi sinh và khoáng chất cùng thảo dược.
  • Sử dụng vi sinh Emuniv Ts bà con nên đo mật độ vi khuẩn vibrio trong ao, nếu không thấy khuẩn vibrio xuất hiện trong suốt quá trình nuôi thì bà con không nên diệt khuẩn. Vì trong sản phẩm vi sinh Emuniv ts có chủng vi sinh đặc biệt. Có thể tiết ra khoảng 20 loại kháng sinh sinh học để ức chế khuẩn vibrio gây hại cho tôm. Giúp bà con tiết kiệm được 12 lần diệt khuẩn định kỳ trong quy trình nuôi tôm góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất tôm nguyên liệu.
  • Vi sinh xử lý nước Emuniv Ts là đề tài khoa học cấp Quốc gia do Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Văn Ty cùng Tiến sỹ Nguyễn Lân Dũng thực hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Trong quy trình nuôi tôm thẻ ao bạt, nuôi tôm thẻ công nghệ cao bà con sử dụng 2 dòng vi sinh nội ngoại kết hợp là Emuniv Ts1 cùng BZT-VĐ mỹ thì bà con hoàn toàn an tâm không lo không sạch nhớt bạt đáy. Và đây cũng là dòng vi sinh xử lý khí độc và vi sinh cắt tảo độc rất hiệu quả nên còn giúp bà con tiết kiệm được chi phí xử lý nước đầu vào vì ít thay nước, giảm được thêm trà an trĩ 1 khoản phí do không cần phải sử dụng Yucca xử lý khí độc vì vi sinh đã xử lý khí độc triệt để trong quy trình nuôi tôm.

Chi phí nuôi tôm

  • Chi phí nuôi tôm ban đầu: Khoảng 100.000.000đ đây là các chi phí khai hoăng, xây cống, lắp ao, máy móc khai sơ ban đầu…
  • Chi phí nuôi tôm biến động:  Khoảng 150.000.000đ đây là các chi phí về tôm giống, tiền nhân công, thức ăn cho tôm, vi sinh xử lý nước ao tôm, chi phí điện nước

Tuy nhiên đây chỉ là những chi phí tham khảo cho 1 vụ nuôi tôm, tùy thuộc vào quy mô và các kỹ thuật nuôi tôm của từng người mà các chi phí biến động sẽ khác nhau

Trên đây là toàn bộ Kỹ thuật nuôi tôm, quy trình nuôi tôm và chi phí nuôi tôm mà Khoa Học Việt Đức đã cung cấp, hi vọng bà con cùng áp dụng theo các quy trình nuôi tôm này để đem lại hiệu quả cao nhất

Thu hoạch tôm

Tùy theo giá cả mà người nuôi chọn thời điểm thu hoạch cho phù hợp khi tôm đạt kích cỡ. Trước khi thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác của tôm và hạn chế thu khi tôm còn mềm vỏ để tránh tình trạng tôm bán bị rớt giá.

Xin mời bà con xem video thu hoạch tôm của hộ nông dân đã áp dụng theo kỹ thuật nuôi tôm của Việt Đức

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

1 Bình luận trong “1”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *