MƯA ĐẦU MÙA ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN TÔM NUÔI NHƯ THẾ NÀO?

08/04/2024

Thời gian qua ở nhiều địa phương và các tỉnh thành miền Nam xuất hiện những cơn mưa đầu mùa lớn bất thường. Làm môi trường ao nuôi tôm thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, sau những cơn mưa thường xuất hiện nắng nóng gay gắt làm tôm giảm sức đề kháng, từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi. Mưa đầu mùa ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi như thế nào, mời bà con theo dõi bài viết sau.

Điều gì xảy ra trong ao nuôi tôm khi mưa? | Công Ty TNHH Thuỷ Sản Tâm Việt

Nội dung chính

1.Trời mưa ảnh hưởng đến ao tôm như thế nào?

Ảnh hưởng trực tiếp

Khi trời mưa, nhiệt độ và độ pH của ao tôm sẽ bị giảm. Thông thường nhiệt độ ao nuôi sẽ thấp hơn môi trường từ 5 – 6 độ C. Mức nhiệt có thể bị giảm thấp hơn nếu mưa lớn kéo dài kèm theo tình trạng áp thấp. Độ pH của nước mưa thường từ 4.6 – 5.6. Mưa âm u khiến tảo không đủ ánh sáng để quang hợp, do vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến độ pH trong nước giảm thấp. Bên cạnh đó, nước mưa cũng làm giảm độ mặn, độ cứng của ao nuôi và làm cho sự phân tầng độ mặn của ao nuôi diễn ra mạnh hơn.

Mưa khiến các chất lơ lửng trong nước gia tăng (do sự rửa trôi từ bờ ao), làm độ đục trong nước cao hơn. Do đó, khả năng xâm nhập của ánh sáng mặt trời vào ao nuôi sẽ bị hạn chế và dẫn đến hiện tượng suy giảm tảo (sụp tảo) đột ngột. 

Ảnh hưởng gián tiếp

Trời mưa làm suy giảm độ pH đột ngột trong nước, giảm nồng độ khoáng chất và vi chất dinh dưỡng, tăng độ đục và giảm cường độ ánh sáng mặt trời. Đây chính là những nguyên nhân khiến tảo giảm đột ngột sau mưa hoặc ngay cả khi đang mưa. 

Các tế bào tảo chết lắng xuống ao hình thành một lượng lớn chất hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh chóng, đe dọa đến sức khỏe của tôm. Vibrio spp (một chủng vi khuẩn gây bệnh) thường chiếm ưu thế trong điều kiện này. Mật độ các vi khuẩn dị dưỡng tăng cao trong ao còn dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy hòa tan trong nước. Hơn nữa, chúng còn sản sinh ra lượng lớn CO2 khiến độ pH giảm thấp

Một loạt những điều kiện bất lợi về oxy hòa tan, độ pH, nhiệt độ, … sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. 

2.Ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Oxy hòa tan

Khi oxy hòa tan trong nước giảm thấp sẽ làm tăng khả năng chuyển hóa sunfat và H2S trong nước. Nếu mưa kéo dài 1 – 2 ngày, oxy hòa tan giảm, cùng H2S tăng sẽ khiến tôm bị đen mang.

Độ pH

Nước ao nuôi có thể làm pH giảm 0.3 – 1.5 ngay khi mưa và kéo dài sau đó. pH thấp cùng độ mặn giảm là điều kiện để tảo lam phát triển mạnh. Bên cạnh đó cũng ra hiện tượng tảo tàn đột ngột, cung cấp lượng lớn chất hữu cơ cho vi sinh vật hiếu khí tăng mạnh, sản sinh ra lượng CO2, Oxy giảm nhanh

Nhiệt độ

 Khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ C, sức ăn của tôm sẽ giảm 10%. Thông thường, mưa sẽ khiến ao nuôi giảm từ 3 – 5 độ C nên sức ăn của tôm có thể giảm ít nhất 30% vào thời tiết này. 

Ngoài ảnh hưởng đến sức ăn, khi nhiệt độ giảm do mưa, tôm sẽ có xu hướng di chuyển đến khu vực có nhiệt độ và độ mặn cao hơn, đồng thời tránh những âm thanh do mưa trên bề mặt nước. Kết quả là chúng sẽ tập trung đông tại các vùng ao sâu hơn – nơi có nồng độ oxy hòa tan thấp và nồng độ NH3, NO2, H2S cao nhất trong ao nên rất có hại cho sức khỏe của tôm. Nếu thời điểm này thức ăn dư thừa ở đáy ao nhiều, mật độ vi khuẩn gây bệnh cao sẽ càng làm thiếu oxy và giảm độ pH

Độ mặn và độ cứng

Nồng độ ion bị giảm do mưa sẽ kéo theo sự giảm của độ mặn và độ cứng. Khi đó, hoạt động sống và sự cân bằng nội tiết tố của tôm sẽ bị ảnh hưởng. Tôm lột vỏ trong thời mưa, sau mưa sẽ không cứng vỏ do thiếu các ion Ca và Mg, gia tăng tình trạng tôm ăn thịt lẫn nhau. Đặc biệt, nếu tôm ăn thịt lẫn nhau sẽ có khả năng bị nhiễm trùng thứ phát và tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. 

Mưa lớn ảnh hưởng như thế nào đến các thông số môi trường và sức khỏe tôm nuôi?

Mưa lớn ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

3.Những lưu ý cần quản lý trong ao tôm khi trời mưa

Quản lý pH: pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự biến động đột ngột của pH có thể làm tôm giảm sức đề kháng. Vì vậy, bà con nên kiểm tra pH cách nhau 2 giờ một lần trong lúc trời mưa và ngay sau khi mưa để điều chỉnh kịp thời. Duy trì pH ở mức thích hợp trong mùa mưa từ 7,8 – 8,5. Nếu pH thấp, bà con sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 liều 15 – 20 kg/1000m3 nước ao. Ngoài ra, để hạn chế phèn trên bờ ao rửa xuống ao khi mưa làm giảm pH và đục nước, bà con nên sử dụng vôi đá sống CaO rải đều trên bờ ao.

Quản lý mực nước: cần duy trì mực nước tối thiểu là 1,3m đối với ao nuôi tôm sú và 1,5m đối với ao nuôi tôm thẻ. Tăng cường quạt nước trong khi mưa lớn hay khi trời nắng gắt sẽ giúp xáo trộn nước tránh hiện tượng phân tầng trong ao.

Quản lý độ kiềm: mùa mưa là thời điểm độ kiềm trong ao tụt giảm làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, làm tôm chậm lớn, giảm tỷ lệ sống, tôm bị mềm vỏ,… Độ kiềm thích hợp cho tôm sú từ 100-120mg/l và 120-150mg/l đối với tôm thẻ. Nếu độ kiềm thấp có thể sử dụng vôi Dolomite liều lượng 20 – 30kg/1000m3 hoặc sử dụng vôi canxi nếu pH thấp.

Kiểm soát tảo: đối với những ao nuôi 2,5 tháng trở lên, sau khi trời mưa liên tục vài ngày, mật độ tảo thường tăng cao. Chủ yếu là do cho ăn thừa trong những ngày mưa bởi nhiệt độ thấp sẽ làm tôm giảm bắt mồi. Do đó cần giảm khoảng 20 – 30% lượng thức ăn khi trời mưa. Ngoài ra, có thể dùng mật đường hoặc kết hợp với men vi sinh đối kháng EMUNIV TS1 để kiểm soát mật độ vi khuẩn trong mùa mưa, kết hợp mật rỉ đường định kỳ 3-4 ngày  và tăng cường chạy quạt để kích thích vi khuẩn có lợi trong ao phát triển, tăng cường phân hủy các chất hữu cơ, hạn chế tảo phát triển quá mức. Kết hợp sử dụng EVO 800 cắt tảo độc làm sạch chất lơ lửng và sạch nhớt bạt đáy tạo màu trà định kỳ 5-7 ngày 1 lần để khống chế nhóm nấm đồng tiền sinh sản và lây lan trong mùa mưa. 

Xem thêm >>> NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỨNG TEO GAN TRÊN TÔM

Công dụng của vi sinh EMUNIV TS1 :

-Vi sinh đối kháng, 

– Cắt tảo độc làm sạch chất lơ lửng. 

-Sạch nhớt bạt đáy tạo màu trà, 

– Khống chế nhóm nấm đồng tiền

Hạn chế mầm bệnh trong ao: Sử dụng thảo dược VĐ-LIVER diệt khuẩn Vibrio sau khi mưa liều 1 lít/1.000m3 hoặc dùng IODINE No1 trong những trường hợp: màu sắc tôm xấu, tôm đóng rong, đóng nhớt, bị phồng đuôi, mòn đuôi, cụt râu,… Sau 24h sau cấy lại men vi sinh Emuniv Ts1, hoặc vi sinh EVO 800 để tăng cường vi khuẩn có lợi cho ao.

Quản lý sức khỏe tôm: ngoài việc quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hàng ngày thông qua kiểm tra sàng ăn, bà con cần chài tôm định kỳ 4 ngày/lần hoặc sau khi ao nuôi có những diễn biến xấu như chất lượng nước xấu hay mưa kéo dài để kiểm tra sức khỏe tôm…

Ngoài ra bà con cần tăng cường sức đề kháng cho tôm trong giai đoạn thời tiết bất lợi bằng cách trộn Thảo dược nhóm gan tụy LIV SUP Gold 1-3g/kg TĂ, MEGA LIV 1-3g/kg TĂ, thảo dược nhóm ruột là cao tỏi đen GASTRO-VĐ 5-10g/kg TĂ, kết hợp nhóm men đường ruột phòng ngừa phân trắng và đào thải vi bào tử trùng EHP như ENTERO EHP 1g/kg TĂ + PROBISUP 3g/kg TĂ ngày 1 cữ, và không quên tăng cường các chất như: Vitamin C, khoáng 3 in 1 ANTI EHP-VĐ nhằm tăng sức chống chịu cho tôm nuôi.

Quy trình cho ăn ngừa bệnh gan trên tôm 

 

Quy trình trị ngừa bệnh đường ruột cho tôm

Trên đây là sự quan tâm của cty gửi đến bà con nuôi tôm, mong rằng sẽ mang lại phần nhỏ những giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý môi trường ao nuôi tôm trong điều kiện thời tiết chuyển vào mùa mưa. Hy vọng với những biện pháp vừa nêu trên kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình nuôi của mình, bà con nuôi tôm sẽ có những cách xử lý kịp thời trong thời gian khó khăn của đầu mùa mưa này nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi và sẽ có vụ mùa thành công.

————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52

Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *