Yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Việc hiểu và cải thiện các yếu tố môi trường có thể giúp nâng cao hiệu suất sản xuất và tăng cường sức khỏe của tôm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc tôm tăng trưởng chậm và cách để quản lý chúng một cách hiệu quả.
Nội dung chính
1.Quản lý pH ao nuôi tôm để tránh tôm tăng trưởng chậm
pH là yếu tố dễ biến động, nhất là sau những cơn mưa lớn, sự biến động đột ngột của pH có thể làm tôm tăng trưởng chậm, giảm sức đề kháng. Vì vậy, khi trời mưa hoặc nắng nóng kéo dài nên kiểm tra pH nhiều lần trong ngày để điều chỉnh kịp thời. Duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 – 8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị.
Nếu pH quá cao dể sinh tảo độc và khí độc đi kèm độ nguy hiểm của khí độc cũng tăng cao. Nên chúng ta cần đánh vi sinh AQUA ZYME định kỳ 2-3 ngày/lần trên tôm thẻ, 5-7 ngày/lần trên tôm sú để ổn định pH và mật độ tảo cũng như khống chế vi khuẩn.
Nếu pH thấp, người nuôi sử dụng vôi bột liều lượng 10 – 20 kg/1.000 m3 nước ao tùy giá trị pH đo được. Ngoài ra, để hạn chế phèn trên bờ ao rửa xuống ao khi mưa làm giảm pH và đục nước, người nuôi nên sử dụng vôi CaO rải đều trên bờ ao. Vôi sẽ giúp trung hòa axit, tránh giảm pH đột ngột và giúp nước ao không bị đục sau khi mưa.
Xem thêm >>> Vi sinh vật đối kháng vi khuẩn còn gọi là vi sinh ép khuẩn Emuniv Ts1 và Ts2
2.Quản lý độ mặn ao nuôi tôm
Mỗi loại tôm có yêu cầu về độ mặn khác nhau và thay đổi tùy theo từng thời điểm trong quá trình sinh trưởng. Độ mặn tốt nhất cho tôm sú là 15 – 20‰ và Tôm thẻ chân trắng là 10 – 25‰, biến động trong ngày không quá 5‰.
Độ mặn là yếu tố thay đổi từ từ, do đó chỉ cần đo độ mặn từ 1 – 2 lần trong một tuần trừ khi nguồn nước bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
3.Quản lý độ kiềm ao nuôi tôm
Để giữ cho độ pH được ổn định trong ao thì độ kiềm là thước đo tốt nhất. Độ kiềm trong khoảng 120 – 180 mg/l là môi trường lý tưởng cho tôm phát triển.
Nếu độ kiềm cao thì độ pH càng ít dao động, còn độ kiềm thấp thì độ pH sẽ bị thay đổi mạnh. Bà con nên kiểm tra độ kiềm 2-3 lần trong ngày vì độ kiềm rất dễ bị thay đổi
Sử dụng khoáng chất VĐ-PREMIX đánh trực tiếp xuống ao nếu phát hiện kiềm tuột và tôm mềm vỏ khó lột,tôm trăng trưởng chậm.
4.Quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm
- Kiểm soát nhiệt độ ao để đảm bảo tôm phát triển và sinh sản tốt nhất trong khoảng 26–32°C.
- Theo dõi nhiệt độ nước để điều chỉnh lượng thức ăn và các biện pháp điều chỉnh nhiệt độ.
- Khi nhiệt độ tăng cao, tôm cần tăng cường hô hấp, điều này có thể làm tăng lượng thức ăn tiêu thụ mà không tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngược lại, nhiệt độ thấp dưới 26°C có thể làm giảm sức ăn và chậm quá trình tăng trưởng. Điều này đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ ao để đảm bảo sự phát triển tối ưu của tôm.
Ban đêm thường nhiệt độ nước ao thấp hơn ban ngày. Nhiệt độ thấp làm H2S độc hơn với tôm. Khi nhiệt độ giảm, tôm yếu có xu thế chuyển vào vùng bùn, tiếp xúc với khí độc và vi khuẩn gây bệnh. Tôm phản ứng với nhiệt độ thấp sẽ hoạt động ít hơn. Khi nhiệt độ giảm 1oC trao đổi chất của tôm sẽ giảm khoảng 10%.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, người nuôi phải chạy sục khí để ngăn sự phân tầng nhiệt trong ao và giữ đáy ao sạch có ít chất hữu cơ bằng chế độ cho ăn hợp lý. Tránh cho tôm ăn ban đêm vì tôm sử dụng thức ăn không tốt khi nhiệt độ thấp.
Xem thêm >>> BỆNH TRẮNG GAN TRÊN TÔM (TPD) VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
5.Quản lý hàm lượng ôxy hòa tan ao nuôi tôm
Hàm lượng ôxy hòa tan lớn nhất là vào buổi chiều và thấp nhất vào buổi sáng sớm do quá trình quang hợp và hô hấp. Vào ban ngày, hàm lượng ôxy lớn nhất là ở gần mặt nước do cường độ ánh sáng và nhiệt độ giảm dần theo độ sâu.
Theo dõi hàm lượng ôxy hòa tan là yếu tố quan trọng nhất trong các ao nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh vì tôm thường nuôi với mật độ cao, nhiều chất độc hại. Với các ao nuôi thâm canh, khoảng 2 – 3 giờ cần đo hàm lượng ôxy hòa tan một lần vào ban đêm để có biện pháp xử lý kịp thời “tránh nổi đầu”.
Chúng ta nên sử dụng vi sinh BZT-VĐ để xử lý nước sạch sẽ khống chế mật độ tảo và tăng lượng oxy hoà tan.
6.Quản lý môi trường nước ao nuôi tôm
Cần duy trì mực nước tối thiểu là 1 mét đối với ao nuôi tôm sú và 1,2 m đối với ao nuôi TTCT. Ngoài ra, cần tăng cường quạt nước trong khi mưa lớn hay khi trời nắng gắt để tránh hiện tượng phân tầng trong ao, từ đó hạn chế những tác động xấu cho tôm, tránh tình trạng tôm tăng trưởng chậm.
Môi trường nước:
- Thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học và rút đáy thay nước mới để bảo đảm môi trường ao luôn sạch sẽ
- Loại bỏ tảo độc trong ao nuôi ngay khi mới xuất hiện
- Loại chất thải của tôm thức ăn dư thừa hàng ngày để giữ cho nước luôn trong sạch.
- Sử dụng định kỳ các loại vi sinh như Emuniv Ts1, Emuniv Ts2, BZT-VĐ.
Để:
+Ngăn cản sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, các ký sinh trùng ảnh hưởng đến đường ruột tôm.
+Ổn định pH nước ở mức 7.6-7.9 tạo điều kiện phù hợp cho tảo có lợi phát triển như tảo khuê và tảo sillic, tảo lục tạo nguồn thức ăn tự nhiên.
+Phân giải các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, rong tảo chết, xác động vật thủy sinh, vỏ tôm, ….. làm giảm BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) cũng làm giảm lượng oxy hòa tan.
+Làm sạch đáy ao, giảm thiểu các vi sinh vật kỵ khí gây thối ao và các vi sinh vật gây bệnh
Môi trường nước bẩn cũng góp phần làm tôm chậm lớn do hệ tiêu hóa cũng bị tác động viêm nhiễm hấp thu kém, đi phân sống, chất thải chứa nhiều khí độc
Thế nên việc làm sạch môi trường ao nuôi rất quan trọng và việc bảo vệ đường ruột và gan tuỵ tôm không nhiễm khuẩn cũng góp phần giúp tôm nhanh lớn hơn
PROBI SUP và ENTERO EHP là bộ đôi vi sinh và men tiêu hóa giúp ruột tôm kháng lại các loại vi khuẩn xâm nhập, giúp tiêu hóa tốt thức ăn và khi phân thải ra cũng được xử lý sạch sẽ do bào tử vi sinh còn sót lại trong phân.
CÁCH DÙNG :
- Trộn Entero Ehp vào thức ăn 1-3g/kg thức ăn. Cho ăn định kỳ mỗi ngày 1 cữ.
- Liều lượng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tôm nuôi.
- Nếu dùng để điều trị phân trắng thì tăng liều lên 5g/kg thức ăn, ngày ăn 2 cữ và kết hợp xử lý nước và giảm lượng thức ăn trong ngày.
- Cách dùng :
-Pha với lượng nước vừa đủ xong trộn đều vào thức ăn trước khi cho ăn 15 phút.
-Kết hợp với sản phẩm PROBI-SUP theo tỷ lệ 1:2 ( 1 Entero EHP: 2 PROBI-SUP) để tăng hiệu quả sản phẩm lên nhiều lần.
-Có thể tạt trực tiếp xuống ao để khống chế vi bào tử trùng EHP với liều lượng 100g/1.000m3 nước, 2 nhịp liên tục.
–Cho ăn định kỳ ngày 1 cữ. Tăng liều gấp đôi khi tôm có hiệu bệnh về đường ruột.
————————————————————-
Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52
Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại