BỆNH TRẮNG GAN TRÊN TÔM (TPD) VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

27/02/2024

Bệnh mờ đục trắng gan trên tôm giống thẻ chân trắng (TPD) là một trong những căn bệnh đáng lo ngại cho ngành nuôi tôm trên toàn thế giới. Với sự sụt giảm nghiêm trọng trong sản lượng và lợi nhuận của ngành công nghiệp thủy sản, việc hiểu rõ về bệnh TPD trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Nội dung chính

1. Bệnh trắng gan (TPD) trên tôm là bệnh gì?

Bệnh TPD hay còn được gọi là bệnh mờ đục trắng gan trên tôm giống thẻ chân trắng. Từ tháng 3 năm 2020, dấu hiệu của bệnh TPD đã bắt đầu xuất hiện tại một số trại nuôi tôm giống thẻ chân trắng ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Sau đó, căn bệnh này đã lan ra các vùng nuôi tôm lớn hơn ở phía Bắc Trung Quốc thông qua các ấu trùng tôm (PL).

Bệnh TPD thường tập trung vào các ấu trùng tôm khoảng từ 4 đến 7 ngày tuổi (PL4 – PL7) và gây tỷ lệ lây nhiễm nặng. Thông thường, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 60% vào ngày thứ hai sau khi đã bị nhiễm bệnh, và 90–100% vào ngày thứ ba.

TPD - Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ

Xem thêm >>> TÔM CHẬM LỚN DO NHIỄM VI BÀO TỬ TRÙNG EHP

 

2.Nguyên nhân gây bệnh trắng gan TPD trên tôm

Nguyên nhân gây bệnh được xác định là chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp– JS20200428004-2) được xác định là tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, loài Vibrio parahaemolyticus khác so với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp đã được công bố trước đây. (Zou Y et al, 2020). Kết quả gây bệnh thực nghiệm bằng phương pháp ngâm với liều 1,83 x 10 mũ 6 CFU/mL cho tỷ lệ chết 100% sau 40 giờ gây nhiễm, tôm thí nghiệm có các dấu hiệu bệnh giống như được mô tả ban đầu.

Theo kết luận của Phòng Nghiên cứu ShrimpVet, các chủng vi khuẩn nghi ngờ gây bệnh TPD là những chủng V. parahaemolyticus mới gây bệnh TPD ở tôm nuôi. Các chủng này có độc lực cao hơn so với các chủng gây AHPND. Các chủng này có thể là một nguồn nguy cơ lớn cho ngành nuôi tôm ở Việt Nam và các nước khác.

3. Triệu chứng nhiễm bệnh trắng gan TPD trên tôm

Một số dấu hiệu cho thấy tôm đã bị nhiễm bệnh bao gồm: 

  • Gan tụy nhợt nhạt, không màu
  • Dạ dày, đường tiêu hóa trống rỗng
  • Cơ thể trong suốt, mờ đục
  • Giảm khả năng bơi, dễ bị chìm xuống đáy

Bệnh hậu ấu trùng trong suốt trên tôm thẻ

 

Xem thêm >>>> BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ ĐƯỜNG RUỘT TÔM BỊ ĐỨT KHÚC

4. Giải pháp phòng tránh bệnh TPD trên tôm

*Đối với cơ sở tôm giống :

Để đề phòng bệnh xuất hiện và lây lan các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống cần phải xây dựng và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát tốt các đường lây của các mầm bệnh từ vi khuẩn như : 

  • Thực hiện quy trình rửa Nauplius đúng cách trước khi đưa vào bể ương dưỡng.
  • Có thể sử dụng các vi sinh vật có lợi có khả năng ức chế sự phát triển của V.parahaemolyticus để bổ sung vào thức ăn hoặc nước nuôi như EMUNIV TS1, Emuniv TS2 để cải thiện sức khỏe và tăng khả năng miễn dịch của tôm giống
  • Phải kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ và tôm giống
  • Thực hiện nghiêm quy trình khử trùng, diệt khuẩn nước trước khi đưa vào sử dụng, đối với công cụ, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, người ra vào trại phải có quy trình vệ sinh,khử trùng tiêu độc, đảm bảo hiệu quả khử trùng
  • Bên cạnh đó bà con nên mua tôm giống ở những cơ sở uy tín hoặc đã được xét nghiệm âm tính với các bệnh khác theo quy định về kiểm dịch thủy sản

*Đối với các cơ sở nuôi thương phẩm

-Cần có những biện pháp quản lý tốt ao nuôi từ khâu cải tạo, chọn lựa con giống chất lượng thả nuôi. Đảm bảo không nhiễm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm đặc biệt là không nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus để thả nuôi.

-Lấy nước qua hệ thống túi lọc để loại bỏ 1 số loài vật chủ trung gian truyền bệnh cũng như ngăn chặn các loài thủy sản khác xâm nhập vào ao nuôi.

-Thường xuyên theo dõi và quản lý sức khỏe tôm nuôi, đo, kiểm tra các thông số môi trường nước ao nuôi để phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường xảy ra

-Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học.

 

Việt Đức khuyến cáo bà con nên thực hiện biện pháp xử lý khi tôm mắc bệnh trắng gan TPD như sau

-Xử lý nước bằng vi sinh ép khuẩn Emuniv Ts1 trước khi thả giống 2 ngày để loại bỏ những con vi khuẩn còn sót lại trước khi xuống giống. 

-Và sau 3 ngày chúng ta đánh vi sinh Emuniv Ts1 một lần để đảm bảo khuẩn không có cơ hội tăng mật số lên lại.

-Ngày cấy vi sinh vào ngày 2, 6, 10, 14, 18, 22, 27, 32, 37, 42, 47, 52,…

 

-Khi thả tôm ta tạt thảo dược khống chế vi khuẩn V. parahaemolyticus tên VĐ-Liver với liều lượng 1lít/1.000m3 nước vừa bất hoạt vi khuẩn tấn công vừa tái tạo tế bào gan nhanh khi tôm lột xác ở môi trường mới. Và tạt nhắc lại vào ngày tuổi thứ 4, 8, 12, 16, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50,…

-Những ngày đầu thả tôm do kích cỡ thức ăn quá nhỏ nên không thể trộn thảo dược nên ta tạt trực tiếp xuống ao với lịch tạt dầy hơn bình thường.

 

Khi trộn được thuốc cho tôm ăn ta tiến hành trộn theo quy trình sau để ngăn ngừa TPD xuất hiện:

Cữ 1: Liv sup (1-3ml/kg TĂ)

Cữ 2: Bộ đôi Anti EHP + VĐ-CLEAR (5ml + 5gram/kg TĂ)

Cữ 3: Khoáng 3 trong 1 ANTI EHP-VĐ (5-10ml/kg)

Cữ 4: EHP MIX + Biozyme-VĐ (3gram +5gram/kg TĂ)

 

Trên đây là giải pháp xử lý khi tôm nhiễm bệnh trắng gan TPD của công ty TNHH Khoa học Việt Đức. Chúc bà con có một vụ nuôi thành công.

————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52

Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *