Tôm bị hội chứng chậm lớn do vi bào tử trùng EHP là một trong những nỗi lo hàng đầu của bà con nuôi tôm. Đặc biệt vi bào tử trùng EHP này trên thế giới chưa có thuốc đặc trị.Vậy bà con phải xử lý như thế nào để không bị lỗ vốn khi gặp tình trạng này? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Nội dung chính
EHP Là Gì ?
EHP là vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) ký sinh trên tôm gây ra nhiều loại bệnh, vì vậy người ta thường hay gọi ngắn gọn là bệnh EHP. EHP sống trong tuyến gan tụy của tôm, gây ra các triệu chứng như tôm chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể biến đổi thành trắng sữa hoặc mờ đục.
Cấu tạo của vi bào tử trùng EHP
Nguyên nhân tôm bị hội chứng chậm lớn (EHP)
Ký sinh trùng EHP ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên bên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy. EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác. Về thời gian dài, gây cho tôm chậm lớn, giảm sức đề kháng tôm dễ bị nhiễm các bệnh khác và có thể chết tôm.
Ngoài ra, tôm nhiễm EHP có thể tăng tính mẫn cảm với một số bệnh như: Đốm trắng (WSD), hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND),… dẫn đến tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong khoảng thời gian ngắn.
Mặc dù, đây không phải là bệnh nguy hiểm, không phải là nguyên nhân trực tiếp gây chết tôm nhưng là nguyên nhân gián tiếp gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tôm.
Do vi bào tử EHP có khả năng nhân lên mạnh mẽ nên tốc độ lây lan nhanh. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thường từ các nguyên nhân:
- EHP từ tôm bố mẹ truyền bị nhiễm có thể truyền qua cho tôm con trong quá trình sinh sản.
- Trong môi trường nước ao đã từng nhiễm bệnh EHP không xử lý triệt để sẽ chứa các mầm bệnh cho vụ sau
- Nguồn nước lấy vào mang vi bào tử trùng EHP
- Tôm ăn thức ăn tươi sống hoặc sinh vật trong ao nuôi bị nhiễm EHP như: Các loài giun đất, giun nhiều tơ (dời), động vật hai mảnh vỏ (ngao, sò, hàu…) và Artemia…
Xem thêm >>> BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ ĐƯỜNG RUỘT TÔM BỊ ĐỨT KHÚC
Triệu chứng tôm bị hội chứng tôm chậm lớn (EHP)
Tôm bị bệnh EHP không có biểu hiện rõ và các giai đoạn 1 cách rõ ràng. Nhưng khi thấy những biểu hiện sau ta nên mang mẫu tôm đi xét nghiệm EHP:
- Ruột tôm không thẳng mà có hình zích zắc hoặc lò xo
- Đoạn ruột ở vị trí đốt thứ 6 gần hậu môn có dấu hiệu đứt khoảng
- Có hạt gạo đục ở đoạn ruột cuối
- Ruột mỏng nhỏ hơn bình thường, phân lỏng, khi bóp ta thấy nó chạy tới lui ruột nhiều nước
- Có dấu hiệu chậm lớn sau khoảng 25 ngày thả nuôi có thể thấy kích cỡ tôm không đồng đều, có con chỉ đạt tăng trưởng thấp khoảng 10 – 40% so với các tôm khỏe mạnh, không nhiễm EHP.
Ngoài ra, trên các ao tôm nuôi đã nhiễm hội chứng phân trắng (WFS) có thể thấy khả năng nhiễm EHP nhiều hơn với tỷ lệ nhiễm lên đến 96% và hội chứng chậm lớn (MSGS) với tỷ lệ nhiễm khoảng 55,5%.
- Tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ có lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng như một biểu hiện của việc tôm đang bị stress.
- Cuống mắt của tôm sẽ xuất hiện các đốm màu đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm.
- Khi EHP lây nhiễm vào các ống của tuyến gan tụy làm bong tróc các tế bào, vì thế làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của tôm.
Tôm nhiễm vi bào tử trùng Ehp
Phương pháp phòng và bệnh tôm chậm lớn do ký sinh trùng EHP
EHP là bệnh ký sinh trùng nội bào, đến nay chưa có thuốc điều trị, do đó việc sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị bệnh tôm chậm lớn do EHP là không hiệu quả. Việc lạm dụng kháng sinh làm cho tôm chậm lớn và gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Vì vậy việc phòng, chống bệnh do EHP chủ yếu dựa vào việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong quản lý ao nuôi như:
- Quản lý con giống, thức ăn, môi trường nuôi, quy trình nuôi…
- Đồng thời, thực hiện đầy đủ, liên tục các yêu cầu an toàn sinh học là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Phương pháp xử lý khi tôm mắc bệnh chậm lớn do nhiễm vi bào tử trùng EHP
Nếu tôm bị mắc bệnh chậm lớn do nhiễm EHP cần kịp thời điều trị và tích cực phục hồi cho tôm sau điều trị, tránh tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn đến lúc thu.
- Đảm bảo khử trùng hiệu quả toàn bộ hệ thống nuôi, bạt ao, dụng cụ và nước.
- Chuẩn bị nước trong thời gian dài trước khi sử dụng cũng có thể giảm nguy cơ tôm chậm lớn do nhiễm EHP.
- Giữ đáy ao sạch sẽ, loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong ao vì nó có thể là ổ chứa bào tử EHP.
- Nếu tôm đã bị nhiễm EHP, hãy sử dụng thức ăn giàu Protein để giúp tôm tăng khả năng tiêu hoá và phục hồi tuyến gan tụy. Bổ sung thêm vi sinh ức chế vi bào tử trùng EHP như: Entero EHP + Probi Sup chuyên bất hoạt vi bào tử trùng EHP trong ruột tôm, tạo máng trượt sinh học trong ruột tôm giúp tôm tự đào thải vi bào tử trùng EHP ra khỏi hệ thống gan ruột bằng máng trượt trong 24h
- Hoặc dùng bộ đôi Anti EHP + VĐ-Clear
Anti EHP ổn định pH đường ruột ở mức dưới 6.5 điều kiện pH mà vi bào tử trùng EHP không sinh sản và phát triển được. VĐ-Clear vá lành thành ruột, cắt nhỏ thức ăn, tăng chỉ số hấp thu giúp tôm khỏe mạnh chống lại bệnh do EHP gây ra.
Lưu ý:
– Không cho tôm ăn quá nhiều, việc dùng quá nhiều năng lượng cho tiêu hóa cũng sẽ làm cho tôm yếu đi.
– Kết hợp loại bỏ vật chất lơ lửng trong ao ta nên dùng vi sinh nhập khẩu Mỹ EVO 800 kết hợp tạt thêm Entero EHP 100g/1.000m3 nước để ngăn không cho EHP sinh sản trong nước. Và dần loại bỏ chúng.
– Đảm bảo tất cả các nguồn nước mới cấp vào ao nuôi đều được xử lý kỹ để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh EHP trên tôm.
QUY TRÌNH NUÔI THAM KHẢO CỦA CTY KHOA HỌC VIỆT ĐỨC KHI TÔM NHIỄM VI BÀO TỬ TRÙNG EHP ĐỂ ĐẢM BẢO TÔM NHANH VỀ ĐÍCH AN TOÀN
Trên đây là giải pháp xử lý tôm chậm lớn do nhiễm vi bào tử trùng EHP của công ty TNHH Khoa học Việt Đức. Chúc bà con có một vụ nuôi thành công.
————————————————————-
Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52
Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại