Ruột tôm bị đứt khúc hoặc phân trắng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, thời gian nuôi kéo dài, tôm yếu, còi cọc, ốp thân rồi chết và tác động trực tiếp đến kết quả mùa vụ của bà con.
Nội dung chính
Nguyên nhân khiến ruột tôm bị đứt khúc.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ruột tôm bị đứt khúc:
– Do nhiễm ký sinh trùng Gregarine :
Khi tôm ăn các ký chủ trung gian chứa Gregarine, ấu trùng sẽ xâm nhập vào ruột tôm, phát triển thành dạng trưởng thành sống ký sinh bám vào đường ruột tôm và hình những tổn thương ở đường ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn vibrio xâm nhập phát triển gây bệnh.
– Do nhiễm khuẩn Vibrio spp:
Vi khuẩn Vibrio spp được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh về đường ruột trên tôm nuôi, và đường ruột tôm bị đứt khúc, lỏng ruột, phân trắng cũng là một dạng biểu hiện của bệnh
– Ao tôm bị nhiễm nấm đồng tiền:
Loại nấm này gây thiệt hại không nhỏ cho các ao nuôi và rất khó để xử lý, nếu tôm ăn phải nấm sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, teo gan, ốp thân, không phát triển.
– Xác tảo tàn, tảo độc, tảo nở hoa :
Tảo tàn hoặc nở hoa sẽ sinh ra khí độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm. Ngoài ra 1 số loại tảo độc như : tảo lam, tảo đỏ, tảo giáp, tảo mắt nếu tôm ăn phải nguy cơ mắc bệnh đường ruột là rất cao.
–Ao nhiễm vi bào tử trùng EHP :
Tôm nhiễm vi bào tử trùng EHP là trường hợp phổ biến nhất hiện nay, tôm xuất hiện tình trạng chậm lớn vỏ mềm, đục cơ toàn thân do hấp thụ dinh dưỡng yếu, mức độ ăn giảm sút, ruột trống rỗng, phân đứt khúc, đường ruột cong và tôm có thể chết rải rác trong ao.
– Thức ăn bảo quản chưa tốt dẫn đến không đảm bảo về chất lượng :
Thức ăn không đạt chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến đường ruột tôm.
Ruột tôm bị đứt khúc
Xem thêm >>>> Bộ đôi điều trị EHP phân trắng
* Cách khắc phục tình trạng đường ruột đứt khúc trên tôm hiệu quả:
Ruột tôm bị đứt khúc là dấu hiệu ban đầu sớm cảnh báo tôm sắp mắc bệnh đường ruột, vì thế khi phát hiện dấu hiệu này cần tìm cách khắc phục trước khi quá trễ. Để việc điều trị bệnh hiệu quả cần xác định được tác nhân gây bệnh để điều trị đạt hiệu quả cao.
1.Khắc phục đường ruột tôm bị đứt khúc do vi khuẩn Vibrio spp:
Sử dụng thuốc sát trùng nước để làm giảm mật số vibrio trong nước ao nuôi. Để sát trùng nguồn nước có thể dùng các loại thuốc sát trùng phổ rộng để diệt được nhiều loại vi khuẩn. Cần chú ý hầu hết các loại thuốc sát trùng nước có thể làm tiêu hao oxy hòa tan trong nước ao nuôi nên cần kiểm soát hàm lượng DO trước khi sử dụng và khi sử dụng cần chạy quạt, sục khí để cung cấp oxy.
Thường các loại thuốc sát trùng không có khả năng diệt hết các loại mầm bệnh trong nước ao nuôi (vì để đạt nồng độ này thì không sinh vật nào trong ao có thể tồn tại) mà mục đích của sát trùng nước ao nuôi chỉ nhằm mục đích giảm bớt vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi.
Vì vậy bà con có thể áp dụng một biện pháp xử lý khác an toàn hơn đó là sử dụng chế phẩm sinh học để đối kháng vi khuẩn vibrio gây hại của Việt Đức như : Emuniv Ts1, Emuniv Ts2 tập hợp các dòng vi sinh vật được phân lập chuyên biệt trong kiểm soát các chủng vi khuẩn Vibrio spp và các xạ khuẩn. Đây cũng là giải pháp xử lý an toàn và thân thiện được các chuyên gia khuyên dùng.
Xem thêm >>> CÁCH TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG DO NẤM ĐỒNG TIỀN GÂY RA
2.Cắt tảo độc trong ao nuôi tôm và làm sạch nhớt bạt đáy
Sự phát triển ưu thế của các loài tảo độc trong ao cũng là nguyên nhân chính gây bệnh đường ruột cho tôm. Bên cạnh đó, mật độ tảo quá dày còn gây ra tình trạng ao nuôi thiếu oxy, hiện tượng nở hoa và tảo tàn gây ô nhiễm ao nuôi. Hiện nay có 2 cách cắt tảo phổ biến nhất là:
+ Dùng hóa chất cắt tảo: Ưu điểm của cách này là hiệu quả cao và tảo chết nhanh. Tuy nhiên, sử dụng hóa chất diệt tảo độc nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn tảo có lợi trong ao. Mặt khác, tảo chết đồng loạt khiến ao nuôi bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến tôm nuôi. Do vậy, nên cân nhắc sử dụng cách này.
+ Dùng men vi sinh khống chế tảo: Tảo xanh (tảo lam), tảo đỏ, tảo giáp, tảo mắt (chỉ thị môi trường nước bẩn) là những loài tảo độc phổ biến trong ao nuôi tôm. Cách diệt tảo độc trong ao nuôi tôm bằng men vi sinh được xem là hiệu quả và an toàn hơn dùng hóa chất, bởi khi đó các tế bào vi sinh vật có lợi sẽ kiểm soát tảo xanh bằng cách: Ổn định pH nước ở ngưỡng 7.6-7.9 (ngưỡng pH phù hợp để tảo có lợi như tảo khuê tảo lục phát triển) cạnh tranh thức ăn và môi trường sống, khiến tảo độc dần dần bị tiêu diệt do điều kiện sống không còn phù hợp.
Sử dụng BZT-VĐ là phương pháp diệt tảo được sử dụng phổ biến hiện nay mang lại hiệu quả cao và an toàn. BZT-VĐ có khả năng :
- Ổn định mật độ tảo, khống chế tảo độc (tảo lam, tảo đỏ, tảo mắt…)
- Chống và làm sạch nhớt bạt đáy.
- Làm sạch nguồn nước và cho màu nước đẹp.
- Xử lý chất cặn lơ lửng, làm giảm lợn cợn trong nước.
3.Sử dụng thức ăn chất lượng và tăng sức đề kháng cho tôm để tránh tình trạng ruột tôm bị đứt khúc
Nên sử dụng thức ăn cho tôm từ những thương hiệu để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho tôm nuôi. Bên cạnh đó, cần định kỳ bổ sung các vitamin (nhất là vitamin C) và khoáng chất, hoặc Beta Glucan để tăng sức đề kháng cho tôm.
Bổ sung vi sinh tiêu hoá điều trị bệnh phân trắng, làm lành thành ruột bị viêm nhiễm do khuẩn vibrio làm ổ gây ra bằng sản phẩm vi sinh tiên tiến hàng đầu trên thế giới hiện nay là ENTERO EHP kết hợp PROBISUP để tạo ra màng trượt dày trơn bóng trong thành ruột lấp đi những ổ khuẩn do vibrio để lại. Giúp đường ruột tôm to đẹp, hấp thu thức ăn tuyệt đối tôm ăn khỏe nhanh lớn sau 1 ngày sử dụng.
CÁCH DÙNG :
Ngày 1: Khi tôm bệnh, giảm 50% thức ăn và trộn ENTERO EHP + PROBISUP , nhân lượng thức ăn như khi ăn mạnh x5g/kg thức ăn mỗi loại, trộn vào 50% thức ăn hiện tại cho ăn nguyên ngày.
Ngày 2: Tăng lượng thức ăn lên 70% , vẫn cho ăn như ngày 1. Lúc này tôm bắt đầu thải sạch phân không tốt ra ngoài. Nên thay nước hoặc đánh vi sinh
Ngày 3: Tăng lượng thức ăn lên 90%
Cữ 1 và 2: Cho ăn bộ đôi ENTERO EHP + PROBISUP 5g/kg thức ăn mỗi loại
Cữ 3: Cho ăn khoáng chống ốp thân 3 trong 1 ANTI EHP-VĐ liều 10ml/kg thức ăn
Cữ 4: Cho ăn gan thảo dược LIV SUP Gold 5ml/kg thức ăn
Ngày 4 : Tôm đã khôi phục bình thường, cho ăn lượng thức ăn theo nhu cầu
+ cữ 1 : Trộn bộ đôi ENTERO EHP + PROBISUP 3g/kg thức ăn mỗi loại
+Cữ 2 : Cho ăn khoáng chống ốp thân 3 trong 1 ANTI EHP-VĐ liều 10ml/kg thức ăn
+Cữ 3 : Trộn gan thảo dược LIV SUP Gold 3ml/kg thức ăn
+Cữ 4 : Trộn cao tỏi đen GASTRO-VĐ 5ml/kg thức ăn
Ngày 5 trở đi: Ăn như ngày 4 duy trì tới khi tôm về size lớn
Ví dụ : Tôm ăn bình thường ngày 100kg thức ăn thì bà con dùng theo liều như sau :
Ngày 1 : Khi tôm bệnh giảm 50% thức ăn : 5gx100kg=500g trộn vào 50kg thức ăn cho ăn nguyên ngày
Ngày 2 : Tăng lượng thức ăn lên 70% : 5gx100kg=500g trộn vào 70kg thức ăn cho ăn nguyên ngày như ngày 1.
Ngày 3 : Tôm đã khỏe và bắt mồi mạnh hơn
Ta tăng lượng thức ăn lên 90% 90kgx5g=450g trộn vào 90kg thức ăn
Cữ 1 và 2: Cho ăn bộ đôi ENTERO EHP + PROBISUP 5g/kg thức ăn mỗi loại
Cữ 3: Cho ăn khoáng chống ốp thân 3 trong 1 ANTI EHP-VĐ liều 10ml/kg thức ăn
Cữ 4: Cho ăn gan thảo dược LIV SUP Gold 5ml/kg thức ăn
Ngày 4 : Tôm đã khôi phục bình thường, cho ăn lượng thức ăn theo nhu cầu
+ cữ 1 : Trộn bộ đôi ENTERO EHP + PROBISUP 3g/kg thức ăn mỗi loại
+Cữ 2 : Cho ăn khoáng chống ốp thân 3 trong 1 ANTI EHP-VĐ liều 10ml/kg thức ăn
+Cữ 3 : Trộn gan thảo dược LIV SUP Gold 3ml/kg thức ăn
+Cữ 4 : Trộn cao tỏi đen GASTRO-VĐ 5ml/kg thức ăn
Ngày 5 trở đi: Ăn như ngày 4 duy trì tới khi tôm về size lớn
————————————————————-
Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai – Phường 05 – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52
Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại