CÁCH TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG DO NẤM ĐỒNG TIỀN GÂY RA

21/02/2024

Nấm đồng tiền còn được gọi là nấm chân chó (do hình dạng nấm rất giống với hình chân chó). Nấm đồng tiền là một loại địa y, có mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và sinh vật quang hợp (tảo). Vì vậy, chính xác mà nói, nấm đồng tiền là sự kết hợp của 2 loài nấm và tảo. Các sợi nấm trong quần thể nấm đồng tiền có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng cho tảo. Tảo sử dụng các chất này để quang hợp và sản xuất chất dinh dưỡng nuôi sống quần thể cộng sinh.

Cấu tạo của nấm đồng tiền gồm các tảo hoặc vi khuẩn quang hợp màu lục xen kẽ với các sợi nấm chằng chịt không màu. Việc xử lý loại nấm này thường được thực hiện bằng chà rửa và tẩy trắng. Tuy nhiên, điều này lại vô tình làm cho các bào tử nấm lây lan mạnh hơn, và các cá thể nấm bong tróc sẽ tạo ra độc tố khi tôm ăn phải.

Nội dung chính

CuS PEN - Giải pháp tối ưu xử lý nấm đồng tiền – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

1.Tác hại của nấm đồng tiền gây ra trên tôm

Tôm ăn phải nấm đồng tiền này vào cơ thể, nấm tiết ra các độc tố dẫn đến tôm rất dễ mắc bệnh đường ruột, phân trắng, khó tiêu hóa, bỏ ăn, từ đó ốp thân, còi cọc, chậm lớn và một số có thể chết (rớt đáy).

Đồng thời khi tôm ăn nấm đồng tiền vào cơ thể sẽ tiết ra các cụm nấm đồng tiền là nơi trú ngụ của rất nhiều sinh vật có hại gây bệnh cho tôm như vi khuẩn Vibrio, nguyên sinh động vật, vi bào tử, kí sinh trùng,…

Tuyệt đối không được chà bạt, chà vỉ oxy khi ao có nấm vì việc xử lý loài nấm chân chó này bằng biện pháp cơ học sẽ làm các bào tử nấm phát tán càng mạnh hơn, nhanh lây lan. Và cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát ra mùi tanh hấp dẫn tôm và đây là độc tố sẽ ảnh hưởng đến gan ruột tôm khi tôm ăn phải.

 

Xem thêm >>> MỐI LIÊN HỆ CỦA TĂNG TRƯỞNG TÔM VÀ NHIỆT ĐỘ?

 

2. Cách phòng ngừa và trị nấm đồng tiền trong ao tôm

Bản chất của nấm nói chung và nấm chân chó trong ao tôm nói riêng vốn khó xử lý, tốc độ lây lan lại nhanh, gây tổn hại rất lớn cho ao nuôi tôm. Chính vì vậy, bà con nuôi tôm nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa nấm chân chó trong ao tôm càng sớm càng tốt, tốt nhất là từ đầu vụ tôm. Để phòng ngừa nấm chân chó hay nấm đồng tiền trong ao tôm, bà con cần:

A. Cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng:

Ngay từ đầu vụ, bà con cần chú ý khâu cải tạo ao, nhất là với các ao đã từng nhiễm nấm đồng tiền trước đây. Sử dụng vôi nung hòa với nước tưới rồi quét khắp bạt ao. Lớp vôi nung càng dày hiệu quả sẽ càng cao.

Với ao phủ bạt bờ và đất đáy, bà con giữ ẩm đáy, phủ vôi nóng lên đáy. Ngoài ra các thiết bị dụng cụ làm việc trong ao cần được xử lý bằng vôi tôi. Để ao phơi khô trong 2 – 3 ngày. Sau đó tiếp tục xịt rửa, vệ sinh và phơi thêm từ 5 – 7 ngày là tốt nhất.

 

B.Sử dụng BRONOBOL :

Đối với ao nuôi tôm đã từng bị nhiễm nấm đồng tiền thì bắt buộc khâu diệt nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý triệt để trước khi thả tôm. Kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường

– Đối với ao nuôi đang có tôm đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các tế bào nấm vì khi làm việc này vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm bị chà bong tróc sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải 

– Giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho tôm ăn, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm

– Bổ sung chế phẩm vi sinh để ức chế nấm và vi khuẩn có hại 

– Hạn chế việc phát tán bào tử nấm và phát sinh độc tố khi tôm ăn phải các mảnh vỡ của nấm, sau khi xử lý bằng các biện pháp cơ học(chà, tẩy nấm)

  • Nếu nấm đóng quá dày thì chúng ta phải kết hợp thêm sản phẩm KILL ALL-VĐ kết hợp cùng Bronobol-VĐ để cắt đứt nấm nhanh nhất. Sau 2-3h thay 50% nước ao nuôi. Có thể kết hợp Enzyme -VĐ để làm sạch nước khi thay nước xong.
  • Sau 48h kết hợp cấy lại vi sinh BZT-VĐEmuniv Ts1 để trả lại màu nước vàng trà óng ánh giúp tôm phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm >>> BỆNH EHP TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

 

C.Trộn bộ đôi Anti-Ehp và VĐ-Clear vào thức ăn để trị phân trắng :

 

Khi nhiễm vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) nội ký sinh gây ra phân trắng và chậm lớn thì chúng ta không dùng kháng sinh (vì kháng sinh không diệt được bào tử) mà chúng ta dùng bộ đôi Anti – EHP và VĐ – Clear gồm acid hữu cơ công thức đặc biệt và enzyme tiêu hóa để ổn định pH đường ruột và làm lành đường ruột, hỗ trợ cắt nhỏ thức ăn để ruột dễ hấp thu giảm áp lực lên thành ruột. Giữ pH ruột ở ngưỡng thấp dưới 6.5 trở xuống, để vi bào tử trùng tự trôi ra ngoài, với điều kiện pH này thì chỉ còn lợi khuẩn ở lại trong ruột tôm. 

Bộ đôi Anti-Ehp và VĐ-Clear giúp

 

  • Chặn đứng phân trắng, khống chế vi bào tử trùng EHP gây chậm lớn, lỏng ruột trên tôm.
  • Cải thiện tiêu hóa, nong to đường ruột, phục hồi thành ruột, chắc ruột – khỏe tôm.
  • Ổn định pH đường ruột từ mức dưới 6.5 để vi bào tử trùng tự trôi ra ngoài.

Cách dùng : 

  • Khi tôm dưới 15 ngày tuổi trộn liều 1-2ml/kg, ngày ăn 01 cữ cho ăn vào lúc 9-10h.
  • Khi tôm trên 15 ngày đến dưới 30 ngày tuổi cho ăn liều 3ml/kg thức ăn .
  • Khi tôm trên 30 ngày tuổi cho ăn liều 5ml/kg thức ăn.
  •  Khi điều trị phân trắng dùng liều 7-10ml/kg thức ăn

 Lưu ý :

  • Anti EHP không cho ăn cữ sáng sớm và không cho ăn quá 10ml/kg thức ăn.
  • Anti EHP và VĐ-Clear cho ăn theo tỷ lệ 1:1 hoặc cho ăn tỷ lệ 1:2 càng tốt.

Nếu ruột tôm có dấu hiệu viêm loét thì sử dụng bộ đôi Entero EHP + Probisup vào cữ đầu tiên trong ngày để làm lành ruột trước và phục hồi thành ruột đảm bảo tôm không chậm lớn trong thời gian điều trị. 

Lưu ý:

Nấm chân chó là dạng bào tử nên không thể nào diệt triệt để được khi đang có tôm. Ta chỉ diệt được cây mẹ còn thể bào tử của nấm vẫn trôi trong nước.

Chờ khi điều kiện thích hợp các bào tử này sẽ phát triển trở lại sau 5-10 ngày hoặc sau cơn mưa lớn, có nước mới vào chúng phát triển rất nhanh.

Chờ khi nấm bào tử nở ra khỏi vỏ bào tử ta tiến hành diệt nấm lần 2, không để cây nấm kịp già đi tránh sinh ra thêm bào tử. 

Nấm chân chó rất thích nước mới nên nước dùng để thay vào ao nuôi bắt buộc phải diệt nấm trước khi cấp nước.

Và sau cơn mưa lớn cũng cần phải diệt lại nấm. Tránh việc nấm gặp nước mưa sẽ tái bùng phát lại.

Khi phát hiện ao có nấm chúng ta cần diệt nấm định kỳ, nên dùng vi sinh nhiều hơn và hạn chế thay nước. 

BÀ CON THAM KHẢO QUY TRÌNH TRỊ PHÂN TRẮNG DO NẤM ĐỒNG TIỀN GÂY RA DƯỚI ĐÂY :

 

—————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai – Phường 05 – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh

0919 414 161 – 1900 98 98 52

Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

 

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *