Tôm là một loài nuôi quan trọng nhất trong số các động vật thủy sản. Tuy nhiên việc nuôi tôm ngày càng khó khăn do môi trường ô nhiễm và sự hoành hành của dịch bệnh. Để tôm chống chọi được với mầm bệnh thì hệ miễn dịch của tôm đóng vai trò chủ yếu.
Chúng ta thường nghe câu : tăng cường miễn dịch cho tôm, kích thích hệ miễn dịch hay tăng sức đề kháng..v.v
Vậy hệ miễn dịch của tôm gồm những gì? hoạt động như thế nào?
I.Có thể tiêm vaccine để tăng cường miễn dịch cho tôm?
Tôm có hệ thống miễn dịch thô sơ chủ yếu dựa vào các phản ứng bẩm sinh không đặc hiệu, hay nói nôm na là tôm không thể tiêm vắc xin để ngừa bệnh như các loài tiến hóa hơn được.
Nguyên tắc chính của việc tiêm phòng là việc đưa một mầm bệnh đã được làm vô hại (không gây bệnh) vào cơ thể con vật khỏe mạnh. Tác nhân gây bệnh kích thích khả năng phòng thủ tự nhiên của sinh vật (hệ thống miễn dịch). Phản ứng miễn dịch chính này kích hoạt khả năng ghi nhớ cho phép sinh vật tự bảo vệ hiệu quả khi bị lây nhiễm bởi cùng một mầm bệnh trong tương lai. Tuy nhiên, phản ứng này lại không thể xảy ra ở tôm do chúng không có khả năng ghi nhớ miễn dịch.
II.Cách bù đắp sự thiếu hụt miễn dịch có được ở tôm
Trong quá trình nuôi tôm hình thức nuôi và điều kiện môi trường đều khiến tôm nuôi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng. Những yếu tố gây stress cho tôm bao gồm ô nhiễm, hàm lượng oxy hòa tan thấp, biên độ dao động nhiệt, thao tác về đánh bắt phân cỡ, sốc áp suất thẩm thấu – có thể trực tiếp gây chết hoặc tạo điều kiện cho các tác nhân bệnh cơ hội phát triển. Cũng giống với các loài vật nuôi, tôm sẽ dựng một số hàng rào vật lý để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Lớp vỏ chitin chính là hàng rào vật lý đầu tiên. Nó bao gồm 1 lớp chất nhầy với tác dụng kháng khuẩn bề mặt hiệu quả. Sau khi vượt qua hàng rào vật lý, mầm bệnh sẽ chịu tác động của các tế bào máu có khả năng miễn dịch.
Như vậy, cách tốt nhất để giảm thiểu những tác động này là phát triển hàng rào vật lý và tạo môi trường nuôi lý tưởng (không có các yếu tố gây stress).
Để có một môi trường nuôi lý tưởng, ngoài các biện pháp vệ sinh thông thường, bà con nên sử dụng thảo dược và vi sinh để xử lý nước, xử lý đáy, khử khí độc trong ao nuôi bằng :
1.Thảo dược gan tuỵ VĐ-Liver: Tạt liều phòng 1lít/2.000m3 nước.
+Trị gan tôm: Trắng gan TPD, vàng gan, sưng gan, teo gan, gan không đều màu: Tạt liều 1lít/1.000m3 nước.
+Tạt định kỳ ngừa bệnh gan 5 ngày 1 lần vào lúc 19 – 20h để bảo vệ gan tôm trước những biến động môi trường.
2.Emuniv Ts1 Vi sinh đối kháng tạo màu trà – Diệt khuẩn sinh học
1 gói 227gr sử dụng cho 1.500m3 nước, 3 – 5 ngày sử dụng 1 lần tuỳ tôm lớn nhỏ để đúng với kỹ thuật nuôi tôm, tùy mật độ thả nuôi trên m2 mà sử dụng cho phù hợp.
3.Vi sinh đối kháng Emuniv Ts2 Vi sinh đáy, hạ khuẩn, khử khí độc đáy ao tôm.
1 lít sử dụng cho 3.000m3 nước dùng để làm sạch đáy ao, giảm thiểu các vi sinh vật kỵ khí gây thối ao và các vi sinh vật gây bệnh.
4.Vi sinh EVO 800 VI SINH KHỐNG CHẾ NẤM ĐỒNG TIỀN, HẠ KHUẨN VIBRIO, SẠCH NHỚT BẠT, CẮT TẢO ĐỘC, TẠO MÀU TRÀ
-Liều lượng : Sử dụng 1 gói cho 1.000-2.000m3.
Xem thêm >>> CÁCH CHUYỂN MÀU NƯỚC TỪ XANH SANG VÀNG TRÀ TRONG MÙA NẮNG NÓNG
Để bù đắp sự khiếm khuyết về ghi nhớ miễn dịch, một số chất có tác dụng kích thích miễn dịch giúp cho cơ thể tôm sẵn sàng chống lại dịch bệnh.
Chất kích thích miễn dịch nhằm mục đích giữ cho hệ thống miễn dịch của tôm cảnh giác bằng cách kích hoạt phản ứng từ hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của chúng. Về mặt này, Βeta glucans đặc biệt được biết đến để kích hoạt hệ thống miễn dịch và chức năng của các tế bào thực bào, cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa như Vitamin C và Vitamin E có thể giúp tăng khả năng chống căng thẳng.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các chất kích thích miễn dịch này được cung cấp đủ lượng thông qua thức ăn hoặc trực tiếp trong điều kiện nuôi, đặc biệt là trong giai đoạn thường gây stress như phân cỡ sang ao, vận chuyển, sốc áp suất thẩm thấu (do thay đổi độ mặn), v.v.
– Bổ sung Beta glucan vào thức ăn cho tôm sẽ giúp tôm khoẻ mạnh, phát triển tốt.
– Kích thích hệ miễn dịch của tôm giúp tăng sức đề kháng, chống chọi lại thời tiết xấu hoặc môi trường xấu.
Nên trộn 3-5ml/1kg thức ăn, cho ăn ít nhất 1 lần/ ngày trong suốt vụ nuôi.
Ngoài Beta glucan còn có Nutri-VĐ được chiết xuất từ đông trùng hạ thảo, Sam-vđ kết hợp từ hồng sâm và tỏi đen, đặc biệt là Black Algae chiết xuất từ tảo nâu Nauy giúp tôm tăng cường sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh suốt vụ nuôi.
Trên đây là giải pháp giúp tăng cường miễn dịch cho tôm giúp tôm khỏe mạnh của công ty TNHH Khoa Học Việt Đức, chúc bà con nhiều sức khỏe và có 1 vụ nuôi thành công.!
————————————————————-
Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52
Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại