CÁCH DIỆT NẤM ĐỒNG TIỀN AO TÔM TRONG MÙA NẮNG

17/04/2024

Nấm đồng tiền là loại gây thiệt hại không hề nhỏ cho các ao nuôi và rất khó xử lý. Nấm đồng tiền còn có tên gọi địa phương là nấm chân chó. Là loài có đặc điểm giống như địa y (sự kết hợp giữa nấm và sinh vật có thể quang hợp), gồm nhiều bào tử nấm, có mùi tanh, thường bám bào bạt bờ cách mặt nước 20-30cm hoặc trên các thiết bị trong ao nuôi.Khi tôm nuôi ăn phải các cá thể nấm này dẫn đến các bệnh về đường ruột, tôm khó tiêu hóa, giảm ăn, chậm lớn, teo gan, ốp thân. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách diệt nấm đồng tiền ao tôm trong mùa nắng hiệu quả!

Nội dung chính

1. Nấm đồng tiền trong ao tôm là gì? 

Nấm đồng tiền là một loại địa y, là kết quả của sự cộng sinh giữa nấm và tảo. 

 Bà con có thể dễ dàng nhận biết nấm đồng tiền qua các dấu hiệu như: 

  • Nấm có dạng lớp vảy hình chân chó hoặc nấm có dạng phân nhánh. Đôi khi nó lại giống như một cụm sợi quấn vào các cành cây ao. 
  • Kích thước nấm nhỏ và nhanh chóng to ra chỉ sau vài ngày. Nấm bám chặt vào bạt ao, đất đá, máng ăn, thiết bị và các vật dụng trong ao,… 
  • Bên cạnh đó ao nuôi có mùi tanh, đáy ao có nhiều cặn bẩn, thức ăn dư thừa, độ mặn cao chính là môi trường lý tưởng để loại nấm này phát triển. 

Cách Phòng Và Trị Bệnh Nấm Đồng Tiền Trong Ao Tôm • Tin Cậy 2024

2. Nguyên nhân xuất hiện nấm đồng tiền

Nấm thường xuất hiện ở những vùng nuôi tôm có độ mặn cao, nước trong hoặc sụp tảo với hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao. Ban đầu nấm nhỏ nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm sẽ to lên và lây lan rất nhanh. Tùy vào kích thước có nơi gọi nấm đồng tiền là nấm chân chó, hoặc nấm chân voi.

3. Cơ chế hoạt động của nấm đồng tiền:

  • Nấm đồng tiền gồm các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
  • Tảo sử dụng nước và muối khoáng thông qua quá trình quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng dùng chung cho cả hai (nấm và tảo).

4. Tác hại của nấm đồng tiền đến tôm:

  • Nấm đồng tiền có mùi tanh giống như chất dẫn dụ hấp dẫn với tôm nên tôm rất dễ ăn phải các cá thể nấm này. Tôm ăn phải nấm này vào cơ thể, nấm tiết ra các độc tố dẫn đến tôm rất dễ mắc bệnh đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn, từ đó ốp thân, còi cọc, chậm lớn và một số có thể chết (rớt đáy).
  • Đồng thời khi tôm ăn nấm vào cơ thể sẽ tiết ra các cụm nấm đồng tiền là nơi trú ngụ của rất nhiều sinh vật có hại gây bệnh cho tôm như vi khuẩn Vibrio, nguyên sinh động vật, vi bào tử, kí sinh trùng,…
  • Việc xử lý loài nấm này bằng biện pháp cơ học: chà, tẩy các cá thể nấm này khi phát hiện chúng,việc này sẽ làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn, nhanh lây lan. Đồng thời các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố ảnh hưởng đến tôm khi tôm ăn phải

Xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm bằng cách nào?

5. Mẹo diệt nấm đồng tiền ao tôm trong mùa nắng nóng

Đối với ao nuôi đã từng bị nhiễm nấm thì bắt buộc khâu diệt nấm đồng tiền ao tôm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý triệt để trước khi thả tôm. Kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế bào tử nấm phát triển; ức chế vi khuẩn vibrio gây hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường.

– Đối với ao nuôi đang có tôm đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các tế bào nấm vì khi làm việc này vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm bị chà bong tróc sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải 

– Giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho tôm ăn, bổ sung các chất bảo vệ hệ tiêu hóa tôm

– Bổ sung chế phẩm vi sinh để ức chế nấm và vi khuẩn có hại 

– Hạn chế việc phát tán bào tử nấm và phát sinh độc tố khi tôm ăn phải các mảnh vỡ của nấm, sau khi xử lý bằng các biện pháp cơ học (chà, tẩy nấm)

  • Nếu nấm đóng quá dày thì chúng ta nên thay mới vỉ oxy và các giá thể có thể thay được 
  • Nếu nước quá xanh ta nên kết hợp thêm sản phẩm E-zyme 01 (100ml/1.000m3 nước) kết hợp cùng Bronobol-VĐ (500ml/1.000m3 nước) để cắt đứt nấm nhanh nhất. Sau khi tạt Bronobol-VĐ 3h ta thay 50% nước ao nuôi. Có thể kết hợp Enzyme-VĐ (100ml/1.000m3 nước) để làm sạch nước lần nữa sau khi thay nước xong.

 

  • Nếu gan tôm yếu thì sau khi thay nước chúng ta tạt thêm 1 chai gan tạt thảo dược VĐ-LIVER (1lít/1.000m3 nước) để bảo vệ gan tôm giúp tôm ăn mạnh vào sáng hôm sau. 

  • Sau sáng hôm sau chúng ta kết hợp cấy lại vi sinh EVO 800 để loại sạch vi khuẩn và xác nấm còn sót lại và sau 48h cấy lại vi sinh Emuniv Ts1 để trả lại màu nước vàng trà óng ánh giúp tôm phục hồi nhanh hơn.

  • Sau 7 ngày chúng ta thực hiện diệt nấm lại 1 lần như trên nếu vào mùa mưa nấm sẽ lên nhanh hơn thì khoảng cách diệt có thể rút ngắn lại thành 5 ngày diệt lại 1 nhịp. Và sau 3 nhịp sẽ không còn nấm tái lại với điều kiện nguồn nước bên ngoài thay vào không mang theo bào tử nấm mới và trong ruột tôm không còn nấm ký sinh (cần đào thải nấm khỏi ruột tôm)

Xem thêm >>> CÁCH CHUYỂN MÀU NƯỚC TỪ XANH SANG VÀNG TRÀ TRONG MÙA NẮNG NÓNG

 Nhận biết nấm đã chết: 

  • Nấm chết sẽ cho màu sáng hơn nấm lúc sống và bong tróc ra loang lổ, sờ vào bề mặt nấm chết nhám hơn không còn tiết dịch nhầy nữa. 
  • Tuy nhiên các mảng bám không bong tróc sạch 100% đâu vì nấm bám rất chặt. 
  • Nên thay giá thể sau khi diệt nấm để lấy đi phần nấm đã chết ra khỏi ao. 

Lưu ý:

  •  Khi diệt nấm ta chỉ diệt được thân nấm chứ không diệt được bào tử nấm hay gọi dễ hiểu là trứng nấm lơ lửng trong nước, vì bào tử này bảo vệ cây nấm bên trong. Rất khó phá đc bào tử. Đợi điều kiện thích hợp sẽ bung bào tử nở ra thành cây nấm ký sinh lên giá thể trong ao.
  • Nên chúng ta đợi 5-7 ngày sau bào tử nở ra bám vào giá thể thì ta tiến hành diệt tiếp lần 2.
  • Nên diệt sớm ngay khi bào tử mới bám. Lúc cây nấm còn non. Không nên để lâu, vì khi nấm lớn sẽ tiếp tục sinh sản. Lại có thêm bào tử trong nước. Làm việc diệt nấm kéo dài thêm

6.Quy trình xử lý nước đã xong. Chúng ta kết hợp cho ăn song song

  • Vì khi có nấm nấm tiết ra mùi tanh hấp dẫn tôm ăn nấm hơn là thức ăn. Nên tôm sẽ bị đường ruột (lỏng ruột, rỗng ruột, phân trắng)
  • Nấm sẽ ký sinh tại hệ thống tiêu hóa của tôm khiến tôm thành xác sống (sống mà không lớn, còi cọc, ốp thân) biến thành vách gan ruột tôm thành nơi bám lý tưởng để sinh sản ra bào tử nấm mới, bào tử nấm sẽ theo phân tôm ra ngoài và tiếp tục sinh sôi nảy nở tàn phá môi trường
  • Khi đường ruột bất ổn thì gan phải tiết ra nhiều dịch hơn để điều hoà đường ruột, lúc này gan phải làm việc gấp 5-7 lần để bù lại cho ruột nên kéo theo suy gan, sưng gan, teo gan,… Nên việc điều trị gan đơn lẻ lúc này là vô hiệu. Phải bắt đầu xử lý gốc trước, là từ môi trường rồi đến gan ruột tôm.

Quy trình trị phân trắng do nấm đồng tiền gây ra như sau :
Ngày 1:
Cữ 1 : Bộ đôi Entero Ehp+ Probisup 5g/kg
Cữ 2: Anti ehp (5-7ml) + Vđ-Clear (10g/kg)
Cữ 3 : Khoáng Anti 3 in1 Anti Ehp 10ml/kg
Cữ 4: Liv Sup Gold 5ml
Ngày 2+3 tương tự ngày 1.
Ngày 4 :
Cữ 1: Bộ đôi Entero ehp (1g/kg) + Probisup (1g/kg)
Cữ 2: Bộ đôi Anti Ehp(5ml/kg) + Vđ-Clear (5g/kg)
Cữ 3: Khoáng Anti 3 in1 Anti Ehp 10ml/kg
Cữ 4: Liv Sup Gold 3ml/kg

————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52

Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *