BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở TÔM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

06/02/2024

Bệnh ký sinh trùng ở tôm phát triển mạnh và phát tán nhanh, làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, hệ lụy nghiêm trọng nhất là ký sinh trùng tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bùng phát gây bệnh trên tôm.

Nội dung chính

Một số loại bệnh ký sinh trùng ở tôm đáng lo ngại như:

  • Bệnh do vi bào tử trùng 
  • Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy 
  • Bệnh phân trắng trên tôm do nhiễm ký sinh trùng

>>> Xem thêm: BỆNH EHP TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

  • Bệnh vi bào tử trùng:

Khi tôm bị nhiễm bệnh ký sinh trùng ở tôm do Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP) gây ra thường sẽ chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. Khi tôm lớn dễ quan sát hơn, nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể.

Cách xử lý bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Tôm nhiễm vi bào tử trùng

  • Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy

Các dấu hiệu tổng thể của bệnh ký sinh trùng ở tôm do Haplosporidian bao gồm: sự co lại của gan tụy, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm lớn, tăng trưởng chậm, FCR tăng cao.

Ký sinh trùng trên tôm có nguy hiểm? Dấu hiệu nhận biết

Hình A: Gan tụy tôm bình thường, (phải) cơ thể tôm nhợt nhạt và teo gan. 

Hình B: Nhiều đốm đen do nhiễm khuẩn xuất hiện trên tôm (mũi tên).

Nguồn: tepbac.com

  • Bệnh phân trắng do nhiễm ký sinh trùng Vermiform và Gregarine

Triệu chứng nhận biết của bệnh ký sinh trùng ở tôm do nhiễm Vermiform và Gregarine:

  • Xuất hiện các đoạn phân tôm màu trắng đục trong nhá hoặc nổi trên mặt nước, có khi phân còn dính ở hậu môn tôm bị bệnh…
  • Tôm giảm ăn nếu bệnh nặng tôm bỏ ăn. 
  • Quan sát kỹ đường ruột của tôm thấy ống ruột bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ thấy phân tôm có thể di chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm, nhất là phần cuối ruột.
  • Các con tôm bệnh có màu sậm bất thường.
  • Tôm bị ốp vỏ, mềm vỏ, chậm lớn

 

>>> Xem thêm: 1 BƯỚC XỬ LÝ NHỚT BẠT ĐÁY

PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM, Huỳnh Trâm Aquaculture

Phân trắng trên ao nuôi tôm

Cách phòng các bệnh ký sinh trùng ở tôm

  • Thường xuyên xét nghiệm nước

Vì các bệnh ký sinh trùng ở tôm rất khó quan sát bằng mắt thường. Nên bà con phải thường xuyên 5-7 ngày 1 lần mang mẫu đến các phòng lab gần nhất để kiểm tra . Nếu có vấn đề gì thì các kỹ thuật sẽ báo mình ngay để giải quyết và đa số các phòng lab xét nghiệm giá rất rẻ hoặc hỗ trợ miễn phí nên bà con đừng lo mà ngại đem đi xét khuẩn.

Ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại có thể có trong mẫu nước. Bà con có thể dùng chai lọ đựng mẫu nước và mang đi kiểm tra (mẫu nước phải còn mới trong vòng 24h vì nếu quá 24h có thể thay đổi các chỉ tiêu nước cũng như không chính xác trong quá trình xét nghiệm)

  • Xét nghiệm mẫu tôm

Với mẫu bị nhiễm bệnh ký sinh trùng ở tôm, ký sinh trùng thường sẽ được quan sát dưới kính hiển vi qua lớp vỏ tôm, dịch tôm ở phần đuôi hay phụ bộ, mang tôm,…nơi ký sinh trùng tập trung nhiều nhất. Ngoài ra còn có thể ở trong ruột tôm mà bà con chưa có kỹ năng phân tách mẫu để quan sát nên phải nhờ đến các kỹ sư thủy sản ở phòng lab thực hiện giúp.

  • Phòng bệnh ký sinh trùng ở tôm

Trong nuôi tôm thì tiêu chí phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn được đặc lên hàng đầu. Nên các bước chuẩn bị ao và chọn giống cũng hết sức quan trọng để việc bắt đầu nuôi được đảm bảo nhất, hạn chế việc mắc bệnh ký sinh trùng ở tôm:

  • Chọn con giống ở cơ sở uy tín, được xét nghiệm đầy đủ sạch các mầm bệnh và không bị mắc các bệnh ký sinh trùng ở tôm.
  • Cải tạo ao: với ao bạt thì nên chà rửa sạch sẽ, xịt diệt khuẩn đáy ao và phơi ao. Với ao đất thì cần cải tạo lớp bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao nhiều ngày để sạch khuẩn, hạn chế mầm bệnh.
  • Chuẩn bị nước nuôi: Nên đảm bảo nguồn nước luôn ổn định với tôm, khi mới bắt đầu thả tôm thì cần làm nước đạt chuẩn các chỉ tiêu pH, kH, Oxy , độ mặn để khi thả tôm không bị sốc nước và dễ nhiễm bệnh.
  • Trong quá trình nuôi cũng phải theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu nước, xi phong đáy ao để xả bớt thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột,…tránh tạo khí độc làm tôm nhiễm bệnh.

 

>>> Xem thêm: Gây Tảo Khuê Trong Ao Tôm Là Gì? Cách Gây Màu Tảo Khuê Ao Tôm

Nên sử dụng Men vi sinh Emuniv Ts1,Emuniv Ts2 trước, trong và sau khi nuôi để xử lý môi trường, ổn định màu nước, ức chế các vi khuẩn gây bệnh ký sinh trùng ở tôm.
Khi tôm đã nhiễm EHP bà con hãy sử dụng bộ đôi Anti-Ehp và VĐ-Clear gồm acid hữu cơ công thức đặc biệt và enzyme tiêu hóa để ổn định pH đường ruột và làm lành đường ruột, hỗ trợ cắt nhỏ thức ăn để ruột dễ hấp thu giảm áp lực lên thành ruột. Giữ pH ruột ở ngưỡng thấp dưới 6.5 trở xuống, để vi bào tử trùng tự trôi ra ngoài, với điều kiện pH này thì chỉ còn lợi khuẩn ở lại trong ruột tôm.
Ngoài ra, nên sử dụng Trọn bộ Thảo Dược cho ăn của Việt Đức “An Toàn – Hiệu Quả – Không Kháng Sinh” để tạo cho tôm đề kháng khoẻ, chống lại bệnh tật, hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.


Bộ đôi điều trị
phân trắng, rỗng ruột, đào thải EHP trên tôm

—————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai – Phường 05 – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh

0919 414 161 – 0949 399 995

nongnghiepvietduc@gmail.com

Fan-page : Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *