Bệnh trắng gan TPD hay “hậu ấu trùng thủy tinh” (GPD) trên tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu lâm sàng như gan tụy và đường tiêu hóa nhợt nhạt hoặc không màu, đã trở thành mối đe dọa cấp bách đối với ngành tôm.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh trắng gan TPD trên tôm
TPD là một bệnh vibrio mới xảy ra ở giai đoạn PL của L. vannamei. Vibrio parahaemolyticus mới ,được suy luận là tác nhân gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt TPD. Tác nhân gây bệnh mới cho thấy độc lực cao đối với tôm thẻ giai đoạn hậu ấu trùng và có thể gây ra những thay đổi mô bệnh học cấp tính, nghiêm trọng ở gan tụy và ruột giữa của tôm.
Triệu chứng tôm nhiễm bệnh trắng gan TPD
Dấu hiệu lâm sàng của tôm nhiễm TPD: Gan tụy và đường tiêu hóa của tôm hậu ấu trùng nhợt nhạt và không màu (ảnh a bên dưới). Số lượng lớn các cá thể tôm bị chìm xuống đáy bể nuôi do bệnh gây ra sự giảm sút khả năng bơi lội.
Các dấu hiệu lâm sàng của tôm thẻ chân trắng bị ảnh hưởng bởi Bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD). Hình a: Tôm thẻ được thu thập từ các bể ương tôm post bị bệnh TPD. Hình b: Tôm thẻ từ thử nghiệm ngâm nước. Tất cả con tôm đều ở giai đoạn PL7 và chiều dài cơ thể xấp xỉ 0,6–0,9 cm. Tôm bệnh TPD (biểu thị bằng các mũi tên màu trắng) với gan tụy bất thường và hoại tử đường tiêu hóa.
Phân tích mô bệnh học
Kiểm tra mô bệnh học của các cá thể bị nhiễm bệnh tự nhiên cho thấy rằng có sự hoại tử, cũng như bong tróc của các tế bào biểu mô xảy ra trong ống gan tụy và ruột giữa (Hình 2). Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, ít có sự hoại tử của các tế bào biểu mô ở ống gan tụy (Hình 2a, b) nhưng lại rất nghiêm trọng ở giữa giai đoạn giữa (Hình 2e). Các dấu hiệu điển hình của sự xâm nhập vi khuẩn đáng kể cả trong ống lumen của gan tụy và ruột giữa có thể được quan sát thấy trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính (Hình 2c, d, f).
Mặt cắt mô học của tôm nhiễm bệnh tự nhiên trong các bể nuôi tôm post. (a, b) Giai đoạn đầu với sự phá hủy gan tụy. Hoại tử nhẹ của các tế bào biểu mô (ECs) của gan tụy (HP), đặc biệt là các EC trong các hộp chấm cho thấy nhân tế bào sẫm màu, nhỏ và đặc hơn. Sự xâm chiếm của vi khuẩn (BC) trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm được đánh dấu bằng mũi tên đen. Bong tróc của tế bào biểu mô gan tụy (mũi tên màu trắng). (e, f) Ruột giữa đường tiêu hóa có biểu hiện hoại tử (hộp chấm) và bong tróc tế bào biểu mô của đường tiêu hóa (mũi tên trắng).
Sự xâm chiếm của vi khuẩn trong gan tụy HP của tôm hậu ấu trùng bị nhiễm bệnh trong tự nhiên tại các bể nuôi tôm post dưới kính hiển vi. Hình b là ảnh hiển vi được phóng đại của khu vực trong khung màu đen ở hình a.
CÁCH PHÒNG VÀ XỬ LÝ KHI TÔM NHIỄM BỆNH TRẮNG GAN TPD
-Cần có những biện pháp quản lý tốt ao nuôi từ khâu cải tạo, chọn lựa con giống chất lượng thả nuôi. Đảm bảo không nhiễm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm đặc biệt là không nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus để thả nuôi.
-Lấy nước qua hệ thống túi lọc để loại bỏ 1 số loài vật chủ trung gian truyền bệnh cũng như ngăn chặn các loài thủy sản khác xâm nhập vào ao nuôi.
-Thường xuyên theo dõi và quản lý sức khỏe tôm nuôi, đo, kiểm tra các thông số môi trường nước ao nuôi để phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường xảy ra
-Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học.
Việt Đức khuyến cáo bà con nên thực hiện biện pháp xử lý khi tôm mắc bệnh mờ đục ấu trùng TPD như sau:
-Xử lý nước sạch bằng clorin hoặc TCCA xong, sau khi trung hoà môi trường hóa chất xong thì ta cấy lại vi sinh có khả năng ép khuẩn mạnh như vi sinh Emuniv Ts1 trước khi thả giống 2 ngày để loại bỏ những con vi khuẩn còn sót lại trước khi xuống giống.
-Và sau 3 ngày chúng ta đánh vi sinh Emuniv Ts1 một lần để đảm bảo khuẩn không có cơ hội tăng mật số lên lại.
-Ngày cấy vi sinh vào ngày 2, 6, 10, 14, 18, 22, 27, 32, 37, 42, 47, 52,…
Xem thêm >>> BÍ QUYẾT GIÚP ĐẠT ĐẦU CON KHI THẢ TÔM GIỐNG
– Trong khi đang thả tôm ta tạt thảo dược gan trực tiếp xuống ao để khống chế vi khuẩn gây bệnh gan V. parahaemolyticus sản phẩm tên VĐ-Liver với liều lượng 1lít/1.000m3 nước vừa bất hoạt vi khuẩn tấn công vừa tái tạo tế bào gan nhanh khi tôm lột xác ở môi trường mới. Và tạt nhắc lại vào ngày tuổi thứ 4, 8, 12, 16, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50,…
-Những ngày đầu thả tôm do kích cỡ thức ăn quá nhỏ nên không thể trộn thảo dược và khoáng được nên ta tạt thảo dược và khoáng chất trực tiếp xuống ao với lịch tạt dày hơn bình thường.
–Khi trộn được thuốc cho tôm ăn ta tiến hành trộn theo quy trình sau để ngăn ngừa TPD xuất hiện:
Cữ 1: MEGA LIV (1-3ml/kg TĂ)
Cữ 2: Bộ đôi Anti EHP + VĐ-CLEAR (5ml + 5gram/kg TĂ)
Cữ 3: Khoáng 3 trong 1 ANTI EHP-VĐ (5-10ml/kg)
Cữ 4: EHP MIX + Biozyme-VĐ (3gram +5gram/kg TĂ)
- Lưu ý: Trước khi tôm chuyển sang trắng đục mờ toàn thân thì biểu hiện ban đầu là tôm bị xanh. Nên ta cần quan tâm đến các chỉ số môi trường như Magie, Kali, Canxi trong nước. Bổ sung thêm khoáng chất cần thiết vào môi trường ao nuôi để tôm khoẻ mạnh hơn kết hợp vi sinh và gan tạt để kháng lại tác nhân gây bệnh.
Trên đây là giải pháp xử lý khi tôm nhiễm bệnh trắng gan TPD của công ty TNHH Khoa học Việt Đức. Chúc bà con có một vụ nuôi thành công.
————————————————————-
Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52
Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại