BÍ QUYẾT GIÚP ĐẠT ĐẦU CON KHI THẢ TÔM GIỐNG

13/03/2024

Ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho một ao ương tôm thì việc lựa chọn đúng thời điểm để thả tôm giống và sang tôm cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Việc thả tôm vào thời điểm nào là hợp lý và đúng đắn sẽ giúp chúng thích nghi nhanh chóng với môi trường nước và phát triển mạnh mẽ.

Nhiều bà con thường hiểu sai và nghĩ rằng thả tôm lúc chiều tối thì sáng sớm hôm sau là tôm sẽ lột. Điều này dẫn đến hệ quả là hao hụt đầu con khi thả nuôi. Bài viết này Việt Đức sẽ chia sẻ với bà con cách thả tôm như thế nào để đạt đầu con và hiệu quả nhất.

 

Nội dung chính

1.Vị trí ao và chuẩn bị ao cho việc thả tôm giống

Vị trí ao và thời gian thả

Ưu tiên lựa chọn vị trí để xe chở giống có thể dễ dàng di chuyển đến, và đồng thời vị trí này cần phải rộng lớn và bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và thả tôm diễn ra một cách nhanh chóng.

Chọn vị trí thả ở phía đầu hướng gió giúp tôm dễ dàng phân tán khi được thả vào ao. Khoảng cách từ vị trí thả đến bờ ao nên được duy trì ở mức khoảng 2 – 3 mét, và nên thả tôm tại nhiều điểm khác nhau trong cùng một ao nuôi. Điều này tạo ra sự phân tán đồng đều trong ao, giúp quản lý và chăm sóc tôm trở nên thuận tiện hơn.

Nên thả tôm vào buổi tối, cả nhiệt độ môi trường và nhiệt độ nước thường thấp hơn so với ban ngày, điều này giúp tôm tránh được sốc môi trường khi thả vào ao. Sau vài giờ từ lúc thả tôm, tôm con gặp nước mới sẽ bắt đầu quá trình lột vỏ, đặc biệt vì tôm có tập tính lột vỏ vào ban đêm. Sau khi lột vỏ thì khả năng ăn và bắt mồi của tôm rất yếu,gan sẽ mềm, lúc này cần tạt ngay VĐ-Liver thảo dược gan để kháng khuẩn và cứng gan nhanh. Lần lột xác đầu tiên của tôm rất quan trọng, quyết định tỷ lệ hao hụt đầu con nên bà con cần hết sức chú ý.

2.Chuẩn bị trước khi thả giống

– Chuẩn bị môi trường ao nuôi:

  • Hệ vi sinh: ao nuôi trước khi thả giống cần được bổ sung các dòng vi sinh có lợi để ổn định màu nước, môi trường, hệ vi sinh vật trong ao, các dòng vi sinh thường dùng là Bacillus, Lactobacillus (ổn định môi trường nước, hệ vi sinh), Rhodobacter (ổn định môi trường đáy ao). Tham khảo các sản phẩm như EMUNIV TS1, EMUNIV TS2, EM-PBS..
  • Điều chỉnh pH ở mức 7.5 – 7.8, biến động sáng và chiều không quá 0.5 độ.
  • Độ kiềm cần giữ ở mức >150, tránh trường hợp vừa thả tôm vài ngày thì kiềm thấp, làm suy giảm hệ vi sinh vật có lợi trong ao, dẫn đến ao nuôi mất màu nước, đồng thời tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tăng mạnh.

– Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, đảm bảo quá trình thả diễn ra thuận lợi.

– Chuẩn bị các sản phẩm bổ sung giúp tôm chống sốc, mau chóng phục hồi và thích nghi với môi trường mới như Gan tạt thảo dược VĐ-LIVER, Vitamin tổng hợp, khoáng tổng hợp,…

– Chuẩn bị các dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường trường pH, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm,… để kiểm tra lại môi trường nước ao nuôi và môi trường nước trong bọc tôm giống. Đảm bảo hai môi trường nước chênh lệch không quá lớn, nếu có sự chênh lệch cần phải điều chỉnh kịp thời.

Xem thêm >>>> NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM TÔM CHẬM LỚN CẦN LƯU Ý

3.Những lưu ý trước và sau khi thả tôm giống

Trước khi thả tôm giống vào ao, bà con cần lưu ý một số điều để đảm bảo tôm khỏe mạnh, thích nghi nhanh và hạn chế các bệnh gây chậm lớn:

Đầu tiên, ao sẵn sàng cần được cấy vi sinh ít nhất 48 giờ trước khi thả tôm. Các loại vi sinh phổ biến được sử dụng bao gồm: EMUNIV TS1, EMUNIV TS2, và các dạng vi sinh xử lý khí độc EM PBS-VĐ, SUPER EM

Trước khi thả giống, cần bổ sung khoáng chất cần thiết để tôm lột vỏ, cũng như các loại vitamin và axit amin chống sốc môi trường. Các loại khoáng thường được sử dụng bao gồm: Khoáng 3 trong 2 Anti Ehp-VĐ, Tăng đề kháng Betaglucan, NUTRI-VĐ (đông trùng hạ thảo), SAM-VĐ (hồng sâm tỏi đen)

Tiếp đến là kiểm tra nồng độ kiềm trong ao, vì nồng độ kiềm quá thấp có thể làm cho tôm khó lột vỏ và chậm lớn hơn. Nồng độ kiềm lý tưởng nằm trong khoảng 120-160 mg/L.

Đối với tôm mới được đưa vào ao, nên giữ nguyên túi tôm ngâm trong ao ít nhất 15 phút để tránh tôm bị sốc nhiệt độ môi trường.

Thức ăn chính cho tôm trong những ngày đầu thường là vi sinh và động vật phiêu sinh có trong nước. Ngoài ra, cần cho tôm ăn thức ăn bột với liều lượng thích hợp, khoảng 1-2g/1000 post, và tăng dần theo sự phát triển của tôm.

Xem thêm >>>> TỎI VÀ GỪNG THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển đồng đều của tôm, không chỉ quan trọng việc lựa chọn giống tôm từ các nguồn uy tín mà còn cần tuân thủ đúng các bước trong quá trình vận chuyển, thả tôm vào thời điểm nào là hợp lý là cực kì quan trọng. Việt Đức mong rằng, thông qua việc chia sẻ kiến thức nuôi tôm từ những kinh nghiệm thực tế và sự không ngừng học hỏi, quý bà con sẽ có những kỳ nuôi mùa thuận lợi và thành công.

————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52

Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

 

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *