NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM TÔM CHẬM LỚN CẦN LƯU Ý

08/03/2024

Tôm chậm lớn, ăn yếu là vấn đề mà nhiều bà con hay gặp phải trong quá trình nuôi tôm, làm kéo dài thời gian nuôi, tăng hệ số thức ăn, tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất và giảm hiệu quả kinh tế, gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con. Tôm chậm lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tôm mắc bệnh, con giống kém chất lượng, mật độ nuôi quá dày… ảnh hưởng bởi các môi trường ao nuôi, thức ăn, dịch bệnh, vi khuẩn, virus,…

Vậy tôm chậm lớn có những nguyên nhân nào? Biện pháp khắc phục như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế?

Khắc phục hiện tượng tôm sú chậm lớn

Hệ quả của việc nuôi tôm chậm lớn làm ảnh hưởng đến năng suất

Nội dung chính

1. Chọn con giống chưa tốt, con giống kém chất lượng 

Tôm giống kém chất lượng khi bố mẹ sinh sản nhiều hoặc do quá trình chăm sóc và vận chuyển chưa đúng cách. Do đó, khi lựa chọn giống bà con cần phải sàng lọc lựa chọn những con giống khỏe, bởi nhà sản xuất uy tín. Cần phải kết hợp sử dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra.

 

2. Mật độ thả nuôi dày, sinh khối lớn làm tôm chậm lớn.

Thả nuôi với mật độ dày nên các chất dinh dưỡng cung cấp cho ao nuôi không đủ để tôm phát triển và lột xác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh châm lớn ở tôm thẻ. Vì thế, bà con nên nuôi tôm thâm canh với mức độ thích hợp là dưới 100 con/ m2(ao đất) và 200-300 con/ m2 (ao bạt). Thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất, men tiêu hóa giúp tôm ăn khỏe và nước ao nuôi tốt.

3. Thức ăn không đảm bảo chất lượng

Thức ăn kém chất lượng, ẩm mốc, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng cần thiết cho tôm sinh trưởng và phát triển cũng là nguyên nhân làm tôm chậm lớn

Giải pháp:

  • Chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường.
  • Chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng
  • Đảm bảo đầy đủ thông số về thành phần, cách sử dụng, bảo quản
  • Tính chất thức ăn phải đồng nhất và có độ bền khi bỏ vào nước
  • Thức ăn nuôi tôm cần được bảo quản đúng cách, đúng nơi quy định tránh đặt dưới sàn nhà ẩm ướt hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm giảm chất lượng của thức ăn.

4.Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP

Khi tôm có các dấu hiệu bắt mồi kém dẫn đến tôm còi cọc, chậm lớn hay thậm chí là rớt rải rác trong một thời gian ngắn, khi gặp trường hợp này cần mang tôm đi xét nghiệm EHP. Ngoài ra, bà con cần lưu ý những điều sau nhằm tránh EHP xuất hiện trong ao tôm:

 

– Chọn mua tôm giống chất lượng từ các cơ quan, đơn vị uy tín, con giống không bị nhiễm EHP, cần tiến hành kiểm tra bằng máy PCR để có kết quả chính xác hơn.

– Bà con tiến hành sên, vét đáy ao, chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng, đồng thời diệt khuẩn, tạp, xử lý nước qua ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi, đảm bảo nguồn nước sạch, không có EHP, màu nước và các chỉ tiêu môi trường ổn định trước khi thả giống.

– Kiểm tra thường xuyên, duy trì môi trường ao nuôi ổn định, cân bằng các yếu tố như kiềm, pH, Canxi, Magie, Kali, oxy hòa tan,… giúp tôm không bị sốc và khỏe mạnh trong suốt vụ nuôi.

– Để xử lý triệt để nguồn nước ao nuôi, bà con nên dùng men vi sinh EMUNIV TS1, EMUNIV TS2 để khống chế vi khuẩn vibrio gây hại, gây màu nước trà và xử lý đáy ao nhằm phân hủy các chất mùn bã hữu cơ tích tụ lâu ngày

+ Đối với ao lót bạt ta nên sử dụng men vi sinh mỗi ngày, gói 227g/1.000 – 1.500m3 nước.

+ Nên ủ sục khí với mật rỉ đường để cho kết quả tốt nhất 

Bổ sung bộ đôi ức chế vi bào tử trùng EHP mỗi ngày 1 cữ ANTI EHP và VĐ-CLEAR vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng ruột, đường ruột ổn định pH, giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt nhất,đào thải EHP ra khỏi ruột.

Dấu hiệu nhận biết bệnh EHP trên tôm.

Xem thêm >>> BỆNH EHP TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

5. Tôm chậm lớn do bị nhiễm bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng cũng là một trong những nguyên nhân tôm chậm lớn, lúc này tôm chậm phục hồi không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm còi cọc, yếu và chết dần.

GIẢI PHÁP : Tùy vào nguyên nhân gây nên bệnh phân trắng mà bà con sử dụng quy trình điều trị phù hợp

Có thể tham khảo bộ đôi Anti Ehp và VĐ-CLEAR hoặc cao tỏi đen Gastro-Vđ để trị phân trắng sao cho hiệu quả.

Xem thêm >>>  CÁCH TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG DO NẤM ĐỒNG TIỀN GÂY RA

6. Lạm dụng quá nhiều kháng sinh trong phòng và trị bệnh

Việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh có thể làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, giảm khả năng hấp thụ khiến tôm bị chai, chậm lớn.

Giải pháp:

  • Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm: dùng đúng liều đúng chu trình 5-7 ngày tránh lờn thuốc. Rồi bổ sung thảo dược phục hồi gan đào thải kháng sinh tồn lưu lại, tôm sẽ không chậm lớn 
  • Không nên dùng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, sử dụng quá nhiều có thể gây kháng thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.Thay vào đó bà con có thể sử dụng thảo dược để phòng bệnh cho tôm hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến tôm, giúp tôm tăng cường đề kháng chống lại bệnh tật.

Bà con có thể tham khảo quy trình nuôi tôm bền vững không kháng sinh của công ty Khoa Học Việt Đức dưới đây :

 

————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52

Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

 

 

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *