BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN KHỬ SẠCH NO2 TRONG AO TÔM

21/03/2024

Khí độc (NH3, NO2,…) là một trong những yếu tố gây khó khăn cho bà con khi nuôi tôm. Bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một tháng nuôi ngắn ngủi. Do đó, việc xử lý khí độc NO2 (Nitrite) trong ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng.

Nội dung chính

NO2- là gì? Cơ chế gây độc NO2- ảnh hưởng đến ao nuôi tôm

NO2 là gì?

NO2 là một hợp chất của nitơ và oxy tồn tại trong đất và nước. Đây là chất trung gian trong quá trình tổng hợp công nghiệp của acid nitric hay trong nước NO2 là sản phẩm trung gian của phản ứng oxy hóa dưới tác dụng của vi khuẩn chuyển hóa amoniac thành nitrit và cuối cùng là nitrat, đó được gọi là quá trình Nitrat hóa. NO2 có tên gọi là Nitrit, nitơ dioxit hay dioxit nitơ. 

  • Hình thái: NO2 là chất khí màu nâu đỏ và có mùi gắc đặc trưng, đây là khí độc có độ hấp thụ mạnh đối với các tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học
  • Tính chất hóa học: Phản ứng oxi hóa khử, NO2 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa là chất khử
  • 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
  • Khi trời mưa NO2 cùng các phân tử HNO3 sẽ hòa lẫn trong nước mưa và làm giảm độ pH trong nước. Trong tầng ozon: được tạo thành từ phản ứng oxi hóa    NO + O3 → O2 + NO2   Ngoài ra, khí NO2 còn là chất trung gian được sinh ra trong quá trình tổng hợp công nghiệp axit nitric với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm
  • NO2 khi nồng độ cao đủ lượng chúng gây độc với tôm, cá. NO2 được hình thành từ quá trình sinh hóa các chất dinh dưỡng hữu cơ có trong ao tôm, tạo ra các muối gốc NO2-

Quan sát tôm mỗi ngày để phát hiện bệnh sớm - Xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi

Quan sát tôm mỗi ngày để phát hiện bệnh sớm – Xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi

Cơ chế gây độc NO2- ảnh hưởng đến tôm nuôi 

  • NO2- kết hợp với hemocyanin trong máu tôm tạo thành methemoglobin làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, tôm bị tắc nghẽn không đủ oxy khiến tôm bị ngạt dẫn đến nổi đầu, chết rải rác vào sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Khi nồng độ NO2 kéo dài dẫn đến tôm bị yếu, không hấp thụ được dinh dưỡng, chậm lớn, giảm sức đề kháng, sinh ra các bệnh như: da xanh, rớt cục thịt, rớt rải rác, bệnh phân trắng trên tôm, đốm trắng,… hoặc chết hàng loạt,…
  • NO2 cao làm rối loạn áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl-, làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm, dẫn đến tôm lột vỏ bị mềm vỏ, gây sưng mang, phù thũng cơ.
  • Khí độc NO2 gây ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi, nếu không xử lý kịp thời tôm có thể chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất vụ nuôi.

Nguyên nhân khí độc NO2 trong ao nuôi gây hại cho tôm

Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm được sản sinh từ quá trình NITRAT HÓA, mà cụ thể nguyên nhân chính xúc tác cho quá trình này xảy ra đó là:

  • Thức ăn của tôm: Trong quá trình cho tôm ăn, một lượng lớn thức ăn sẽ bị dư thừa và lắng đọng xuống đáy ao, chưa kể việc ao có thiết kế nhiều ống xương nhô cao hơn bề mặt bạt làm chặn thức ăn thừa gom ra rún.
  • Phân tôm: Thường thì tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn còn lại sẽ được bài tiết vào nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu sản sinh ra khí độc trong ao. Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc thiết kế dàn quạt trong ao như thế nào là tốt nhất và phát huy tác dụng gom phân thừa nhanh nhất.
  • Tảo phân hủy, xác tảo tàn, vỏ tôm lột,.. cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra chất đạm, khuẩn xâm nhập,..
  • Nguồn nước từ sông cấp vào ao nuôi bị ô nhiễm có chứa xác thực vật, xác động vật phân hủy, phân bón dư thừa từ các ruộng hoa màu như Urê, NPK…

Bên cạnh đó, với tình hình nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ngoài trời và pH trong ao nuôi tăng cao tạo điều kiện cho tảo xanh phát triển cũng như khuẩn gây hại tấn công. Chính vì thế, trong thời gian này bà con cần chú ý trong việc quản lý môi trường, chế độ cho tôm ăn vừa phải – tránh dư thừa, thường xuyên siphon,.. Ngoài ra, việc cấy vi sinh thường xuyên cũng là một trong những phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc giảm tảo xanh, giảm khí độc NO2.

 

NO2 cao hết ngưỡng thường là 40 (ppm). Là tôm đã lờ đờ và có thể bỏ ăn, chết

Tác hại của khí độc NO2 đối với ao nuôi tôm

  • Hàm lượng khí NO2 cao là một trong những nguyên nhân khiến cho tôm chậm lớn và đặc biệt có thể gây chết tôm hàng loạt. Đây cũng là yếu tố khiến cho tôm tấp mé, nổi đầu, tỷ lệ tăng trưởng giảm.

  • Nếu NO2 cao cũng làm cho chức năng miễn dịch, sức đề kháng của tôm bị giảm dễ nhiễm các bệnh như hội chứng gan tụy cấp, EMS…..

  • Khí độc NH3 và NO2 còn làm tảo trong ao nuôi phát triển, đột biến đặc biệt là các loại tảo có hại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trầm trọng vào ban đêm.

Như vậy NO2 sẽ tồn tại và thường trực trong ao nuôi, tuy nhiên nó ở nồng độ cao hay thấp, gây tác hại hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể đến như: hạ tầng ao nuôi, mật độ thả, phương thức trộn cho ăn, lượng ăn, sức khỏe tôm, tuổi tôm …

Nhưng quan trọng hơn hết bài viết muốn đề cập đến cho bà con đó là quản lý môi trường nước ao nuôi chủ động ngay từ khi thả tôm, ngay từ khi khí độc còn chưa phát hiện. Quản lý vi sinh, tảo, kiềm, pH… trong ao nuôi, kết hợp với việc quản lý cho ăn để tôm hấp thụ tốt hơn, có sức khỏe tốt hơn trước các mầm bệnh cơ hội khác trong ao nuôi.

Xử lý hiệu quả khí độc NO2 trong ao tôm - Bio Blue Việt Nam

xem thêm>>> BÍ QUYẾT GIÚP ĐẠT ĐẦU CON KHI THẢ TÔM GIỐNG

Cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi

Sau khi kiểm tra hàm lượng Nitrit trong nước ao nuôi, nếu vượt quá ngưỡng cho phép. Bà con cần khắc phục bằng vi sinh NO2-NH3 để : 

  • Khử khí độc NO2, NH3 trong nước
  • Ổn định hệ đệm môi trường nước
  • Cân bằng pH, góp phần tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sục khí 1 gói NO2-NH3 + 10-15kg rỉ đường + 60lít nước sạch sục trong 6 tiếng rồi tạt đều xuống ao lúc chiều tối
  • 3 – 5 ngày sử dụng 1 lần để kiểm soát chặt chẽ khí độc (đặc biệt giai đoạn tôm 40 ngày tuổi trở về sau)
  • 100g sản phẩm NO2-NH3 dùng cho 1.000-3.000m3 nước.
  • Nếu NO2 cao múc khung khoảng trên 40 thì ta đánh liên tiếp 3 nhịp cách nhau 6h để loại bỏ sạch NO2 trong ao tôm. 
  • Lưu ý: Trước khi đánh vi sinh khử NO2 chúng ta nên đánh 1 chai Enzyme-VĐ để giúp loại bỏ chất lơ lửng trong ao và giúp việc khử NO2 được hiệu quả nhanh hơn. 

————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52

Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

 

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *