Nội dung chính
Nguồn gốc phát sinh khí độc từ đâu?
Khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm được sản sinh từ quá trình NITRAT HÓA, mà cụ thể nguyên nhân chính xúc tác cho quá trình này xảy ra đó là:
- Thức ăn của tôm: Trong quá trình cho tôm ăn, một lượng lớn thức ăn sẽ bị dư thừa và lắng đọng xuống đáy ao, chưa kể việc ao có thiết kế nhiều ống xương nhô cao hơn bề mặt bạt làm chặn thức ăn thừa gom ra rún.
- Phân tôm: Thường thì tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn còn lại sẽ được bài tiết vào nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu sản sinh ra khí độc trong ao. Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc thiết kế dàn quạt trong ao như thế nào là tốt nhất và phát huy tác dụng gom phân thừa nhanh nhất.
- Tảo phân hủy, xác tảo tàn, vỏ tôm lột,.. cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra chất đạm, khuẩn xâm nhập,..
- Nguồn nước từ sông cấp vào ao nuôi bị ô nhiễm có chứa xác thực vật, xác động vật phân hủy, phân bón dư thừa từ các ruộng hoa màu như Urê, NPK…
H2S (hydrogen sulfide) là khí cực độc có mùi trứng thối đặc trưng. Trong trại tôm, bùn và các chất thải tích tụ đáy ao là nơi sinh ra H2S, chỉ với hàm lượng rất nhỏ có thể gây độc thậm chí chết tôm.
Bên cạnh đó, với tình hình nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ngoài trời và pH trong ao nuôi tăng cao tạo điều kiện cho tảo xanh phát triển cũng như khuẩn gây hại tấn công. Chính vì thế, trong thời gian này bà con cần chú ý trong việc quản lý môi trường, chế độ cho tôm ăn vừa phải – tránh dư thừa, thường xuyên siphon,.. Ngoài ra, việc cấy vi sinh thường xuyên cũng là một trong những phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc giảm tảo xanh, giảm khí độc NH3 và NO2.
Tác hại từ khí độc ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
- Hàm lượng khí NH3 và NO2 cao là một trong những nguyên nhân khiến cho tôm chậm lớn và đặc biệt có thể gây chết tôm hàng loạt. Đây cũng là yếu tố khiến cho tôm tấp mé, nổi đầu, tỷ lệ tăng trưởng giảm.
- Nếu NH3 và NO2 cao cũng làm cho chức năng miễn dịch, sức đề kháng của tôm bị giảm dễ nhiễm các bệnh như hội chứng gan tụy cấp, EMS…..
- Khí độc NH3 và NO2 còn làm tảo trong ao nuôi phát triển, đột biến đặc biệt là các loại tảo có hại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trầm trọng vào ban đêm.
- Khí độc H2S ngăn không cho tôm lấy oxy, gây stress và giảm sức đề kháng. Nó cũng có thể gây phá hủy mô, tổn thương các cơ quan mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy. Nếu tiếp xúc H2S trong thời gian ngắn, tôm yếu dần, bơi chậm chạp, dễ tổn thương và nhiễm bệnh. Trường hợp tiếp xúc với lượng lớn H2S, tôm sẽ chết nhanh hàng loạt.
Như vậy NH3/NO2 sẽ tồn tại và thường trực trong ao nuôi, tuy nhiên nó ở nồng độ cao hay thấp, gây tác hại hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể đến như: hạ tầng ao nuôi, mật độ thả, phương thức trộn cho ăn, lượng ăn, sức khỏe tôm, tuổi tôm …
Nhưng quan trọng hơn hết bài viết muốn đề cập đến cho bà con đó là quản lý môi trường nước ao nuôi chủ động ngay từ khi thả tôm, ngay từ khi khí độc còn chưa phát hiện. Quản lý vi sinh, tảo, kiềm, pH… trong ao nuôi, kết hợp với việc quản lý cho ăn để tôm hấp thụ tốt hơn, có sức khỏe tốt hơn trước các mầm bệnh cơ hội khác trong ao nuôi.
Ngăn ngừa sự bùng phát khí độc trong ao nuôi
- Sử dụng các sản phẩm vi sinh như: Emuniv.TS1, Emuniv.TS2, BZT-VĐ… ngay từ đầu và xuyên suốt vụ nuôi không những giúp tạo hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi mà còn giúp giảm ô nhiễm ao, cân bằng sinh thái ao nuôi, ức chế khuẩn gây bệnh cho tôm. Qua đó ngăn chặn và chuyển hóa các khí độc cũng như tạo điều kiện môi trường thích hợp cho sự phát triển của tôm.
- Quan tâm đến tiêu hóa của tôm, giúp tôm hấp thụ thức ăn hiệu quả, từ đó giảm thiểu ô nhiễm từ phân tôm, mặt khác còn làm tôm nhanh về size, khỏe hơn trước các tác hại của khí độc và các dịch bệnh thường trực là điều mà bà con nuôi tôm luôn quan tâm và mong muốn. Anti EHP-VĐ giúp tăng chỉ số hấp thụ thức ăn ở tôm, cân bằng pH ruột, bảo vệ tiêu hóa. VĐ-Liver thảo dược gan, phòng trị các bệnh do gan như sưng gan, teo gan, vàng gan….tôm rớt lai rai, ăn yếu