Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 2 đến 3 giai đoạn được áp dụng từ nhiều năm trước đã khẳng định mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi 1 giai đoạn. Trong bài viết này cùng Việt Đức tìm hiểu mô hình nuôi tôm siêu thâm canh nhé.
Giải pháp kỹ thuật này những năm gần đây được phát triển ở mức cao hơn, đặc biệt khi nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển đến mức thâm canh và nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, mục đích nhằm rút ngắn thời gian nuôi, tăng mật độ nuôi, tăng năng suất và sản lượng, giảm thiểu rủi ro và chi phí, bảo vệ môi trường.
Mục đích của nuôi tôm 2 giai đoạn là tăng sản lượng rất đáng kể (vì nuôi mật độ từ vài trăm đến ngàn con/m2) kiểm soát tốt dịch bệnh; rút ngắn thời gian nuôi (ương và chia thành nhiều ao) giảm chi phí, giá thành (nhiên liệu, vật tư đầu vào, nhân lực…) giảm áp lực về môi trường nước mặt, giảm ô nhiễm do thâm canh.
Nội dung chính
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm siêu thâm canh
Hệ thống công trình cơ sở nuôi tôm siêu thâm canh
Khu nuôi được thiết kế như hình 1, gồm: 01 ao lắng thô, 01 ao lắng tinh, 01 ao ương, 02 ao nuôi, 01 mương cấp nước, 01 mương xả nước, khu chứa nước thải và các công trình phụ trợ.
Sơ đồ thiết kế hệ thống ao cho khu nuôi tôm có diện tích trên 1ha
– Diện tích mỗi ao nuôi 1.000 – 2.000 m2/ao, độ sâu từ 1,2-1,8m và bờ ao tối thiểu cao hơn mặt nước 0,5m. Ao nuôi có cống cấp, thoát nước riêng biệt, được lót bạt đáy và bờ chắc chắn.
– Ao chứa lắng để trữ nước và xử lý nước trước khi cấp cho các ao nuôi, diện tích bằng 50-70% diện tích khu ao nuôi. Quạt nước, máy thổi cung cấp khí đáy ao được bố trí hợp lý, tạo dòng chảy trong ao, đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong nước luôn duy trì >4 mg/l.
1.1 Ao ương
Diện tích ao ương từ 100 – 500m2 độ sâu 0.8 – 1.0m.
Ao ương được thiết kế hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật, công trình ao ương nên cao hơn công trình ao nuôi từ 0.6 – 0.8m để thuận tiện cho việc sang tôm từ ao ương sang ao nuôi tôm siêu thâm canh. Ao ương được lót bạt hoàn toàn, có hố xi phông ở giữa và hệ thống oxy đáy, có mái che bằng lưới lan và rào lưới xung quanh.
Ao ương thường hay được thiết kế dạng ao nổi.
* Ưu điểm của nuôi tôm trên ao nổi: So với những ao nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích thông thường từ 2.000-5.000m2, ao nuôi tròn có diện tích nhỏ mang nhiều ưu điểm.
– Do diện tích ao nhỏ, nên việc thu gom chất thải vào giữa bằng tác động của máy quạt nước rất hiệu quả, việc loại bỏ chất thải ra khỏi ao được thực hiện dễ dàng nền đáy được kiểm soát trong suốt vụ nuôi, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc.
– Quan trọng nhất là giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng hóa chất xử lý môi trường. Do không mất nhiều thời gian cải tạo ao cũng như cho ao nghỉ nên mỗi năm có thể nuôi 3 vụ.
– Nước đã xử lý từ ao sẵn sàng bơm qua ống lọc có gắn túi lọc 3 lớp được bơm vào ao ương. Kiểm tra hàm lượng Chlorine trong ao ương không còn Chlorine nữa thì tiến hành gây màu tạo thức ăn tự nhiên và tảo
+ Cách : Hòa tan 1 gói vi sinh EMUNIV TS1 (227gram) với 2kg rỉ đường và 100 lít nước sạch. Sục khí 48h là có thể sử dụng được rồi tạt xuống ao ương đã được vận hành hệ thống oxy đáy, quạt tạo dòng chảy nhằm tạo hệ đệm, tạo màu nước, gây tảo sillic cho ao nuôi và tạo thức ăn tự nhiên cho tôm con.
– Sau 2 ngày, kiểm tra các yếu tố môi trường thật ổn định mới tiến hành thả giống.
– Giống thả nuôi phải có các giấy tờ hóa đơn ghi xuất xứ rõ ràng; không nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
Cỡ giống thả nuôi: Tôm thẻ chân trắng tối thiểu Postlarvae 12 (PL12) tương ứng với chiều dài 9 – 11mm. Tôm sú giống tối thiểu postlarvae 15 (PL15) tương ứng chiều dài 12mm.
Ngâm bao tôm trong ao ương khoảng 30 phút rồi thả, thả lúc sáng sớm hoặc chiều mát và theo hướng trên gió để tôm khỏe, tránh bị sốc.
Kết hợp bổ sung vitamin C cho tôm vào nước để chống sốc tôm con và tạc VĐ-Liver thảo dược cứng gan để khi tôm xuống môi trường mới lột xác tế bào gan sẽ phục hồi nhanh hơn tránh hao hụt khi thả giống.
Mật độ ương tôm thẻ chân trắng:
Mật độ ương 500 – 2000con/m2.
Mật độ nuôi thương phẩm 100 – 300 con/m2.
Ương nuôi 2 hoặc 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Ương giống thời gian 18 – 30 ngày.
Giai đoạn 2: Nuôi thương phẩm.
Giai đoạn 3: Thu tỉa
Chăm sóc và quản lý khi nuôi tôm siêu thâm canh.
Thả giống đúng lịch thời vụ theo địa phương.
Đối với ao thả 100.000 con tôm giống thì ta cho ăn:
Biểu 1: Cho ăn giai đoạn ương 30 ngày đầu
Biểu 2: Cho tôm ăn giai đoạn nuôi thương phẩm 31 ngày về sau áp dụng cho 100000 tôm post.
Cho ăn mỗi ngày 4-5 lần: sáng 6h30, 9h30, trưa 12h30, 15h30, chiều tối 17h30, 7 ngày đầu mỗi ngày tăng 50-100g, 7 ngày kế tiếp mỗi ngày tăng 200g. từ ngày 15 mỗi ngày tăng 300g. khi tôm ăn được thức ăn nổi số 2 thì trộn thêm:
– Cử 1: 6h30 thuốc Gan VĐ-LIVER 3-5ml/kg thức ăn
– Cử 2: 9h30 phòng và trị EHP ký sinh trùng, bệnh phân trắng ANTI-EHP + VĐ-CLEAR 3-5ml/kg thức ăn
– Cử 3: 12h30 bổ sung khoáng XANTHIN-VĐ + MINERAL-C bổ sung vitamin C 5g/kg thức ăn.
– Cử 4: 15h30 ANTI-EHP PLUS khoáng tăng trọng 3 trong 1 trộn 5-10ml/kg thức ăn.
– Cử 5: 6h30 trộn men tiêu hóa sống giúp tiêu hóa tốt thức ăn BIOZYME-VĐ 5-10ml/kg thức ăn.
Lượng thức ăn hàng ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cuối mỗi ngày, nên kiểm tra lại lượng thức ăn trong ao ương có dư thừa không, nếu có rút xả đáy để đảm bảo nền đáy sạch không ảnh hưởng đến môi trường ao ương.
Quản lý môi trường ao ương
Cân bằng hệ sinh thái trong nuôi tôm 2 giai đoạn là điều tiên quyết để thành công trong 1 vụ nuôi gồm các yếu tố (pH, Kiềm, Canxi, Magie, Oxy, vitamin, tảo, vi khuẩn…)
– Do tôm còn nhỏ được sống trong môi trường nước tốt nên việc đưa ra ao nuôi cần nguồn nước phải đảm bảo chất lượng. (Chú ý nước tuần hoàn lại thường còn dinh dưỡng nhiều nên tảo và khí độc vẫn còn khi đưa vào ao nuôi đặc biệt là ao lắng có bùn đen sẽ xuất hiện H2S).
– Luôn đảm bảo pH từ 7,6 – 8,0 trong giai đoạn 1 tháng đầu tiên khi ương tôm để làm được việc này:
- Tạo hệ vi sinh dị dưỡng vào ao nuôi bằng cách bổ sung vi sinh Emuniv Ts1 và mật đường để áp chế tảo (chú ý mật đường phải được trung hòa với vôi để loại bỏ axit). Chú ý oxy trong ao phải cao hơn 6 mg/L
- Nên ngâm vôi Dolomit sẵn sàng để khi vừa mưa lấy nước trong tạt xuống ao để ổn định hệ đệm trong ao tránh hiện tượng tôm bị kích lột xác đồng loạt dẫn đến không cứng vỏ
– Khoáng trong ao là điều thiết yếu một số lưu ý khi quản lý khoáng trong ao do vỏ tôm có cấu tạo (55% khoáng vô cơ Ca và Mg, 45% là chitin). Điều kiện để tôm lột vỏ như sau:
+> Tôm cần đầy đủ protein và khoáng chất.
+> Khi tôm lột cần lượng oxy cao gấp đôi.
+> pH <8,3 tôm mới có thể hấp thu khoáng chất từ vỏ cũ lại.
+> Không có H2S và bùn và cần không gian sau khi lột.
+> Đảm bảo tỷ lệ khoáng trong nước phải phù hợp Ca:Mg:Kali.
+> Đảm bảo oxy đầy đủ, pH (7,8 – 8,0) độ kiềm ổn định (150 mg/L).
+> Trộn cho ăn khoáng và vitamin tổng hợp trên 2/3 lượng thức ăn trong ngày.
Chuẩn bị ao nuôi cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh
Sau khi ương được 25-30 ngày, tôm có trọng lượng khoảng 1gram được đưa vào ao nuôi tiếp giai đoạn 2.
Lưu ý: khi sang tôm cần kiểm tra sức khỏe tôm kỹ càng, tôm khỏe mạnh, không đang chu kỳ lột xác, vỏ chắc khỏe, tôm không bị cong, đục thân khi nhấc sàn ăn lên trước khi sang tôm
– Nước trong ao nuôi được chuẩn bị kỹ đảm bảo các chỉ tiêu môi trường nằm trong khoảng thích hợp và ổn định. Đặc biệt trước khi san tôm cần kiểm tra môi trường giữa ao ương và ao nuôi, các chỉ tiêu như pH, độ kiềm, nhiệt độ chênh lệch không quá lớn tránh gây sốc cho tôm
Mật độ nuôi tôm thịt: từ 100-300 con/m3 nước.
Có thể sang tôm bằng nhiều cách:
– Sang tôm bằng cách mở cống, ống thông: giữa ao ương và ao nuôi có sự chênh lệch độ sâu nên khi mở cống hoặc ống thông nhau tôm sẽ được chuyển sang ao nuôi có diện tích lớn hơn để nuôi tiếp giai đoạn 2.
– Sang tôm bằng lưới kéo hoặc chài: sang lúc trời mát và kéo dài trong vài ngày, thuận lợi trong phương pháp này là định lượng được số tôm sang qua ao nuôi, có thể dùng 1 ao ương sang cho nhiều ao nuôi tôm siêu thâm canh.
a) Cho ăn:
– Khi chuyển tôm qua giai đoạn hai, cho tôm ăn hoàn toàn bằng máy tự động và điều chỉnh lượng thức ăn qua sàn ăn (01 ao 2.000 m2, bố trí ít nhất 2 sàn ăn).
– Thức ăn: thức ăn công nghiệp dạng viên đã có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam;
– Thường xuyên kiểm tra sàn ăn (1 giờ/lần) để cài đặt thời gian cho ăn thích hợp tại máy cho ăn tự động.
– Mỗi ngày cho tôm ăn ít nhất 4 lần vào các thời điểm:
+ Sáng 6-7h phòng bệnh Gan VĐ-LIVER GAN 5ml/kg thức ăn.
+ Sáng 10-11h phòng vi bào tử EHP ký sinh trùng, bộ đôi ANTI-EHP +VĐ-CLEAR 3-5mlg/kg thức ăn.
+ Trưa: 14h-15h khoáng 3 trong 1 ANTI-EHP PUS 5ml/kg thức ăn.
+ Chiều 17-18h BIOZYME-VĐ Men tiêu hóa 5ml/kg thức ăn.
— Quản lý môi trường ao nuôi tôm siêu thâm canh
– Test các chỉ tiêu lý – hóa hằng ngày.
– Kiểm tra khuẩn tôm và nước: định kỳ 2 ngày/lần
+> TCBS: Kiểm tra vibrio gây hại.
+> Marine: Kiểm tra tổng khuẩn nước mặn.
+> MRS: Kiểm tra lợi khuẩn Lactobacillus.
Chỉ số vi sinh trong nước:
– Marine Agar gấp 20 lần TCBS Agar; Marine Agar > 105
– Nếu khuẩn xanh > khuẩn vàng thì TCBS < 103
– Khuẩn xanh < 10^3 thì tốt nhất là 5.102
Áp dụng quy trình nuôi tôm 2- 3 giai đoạn theo công nghệ Semi-biofloc, tôm có sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao và đặc biệt dễ dàng nuôi về size lớn, có giá trị kinh tế cao. Người nuôi quay vòng vụ nuôi nhanh nên có thể nuôi đến 4 – 6vụ/năm (bình quân tổng sản lượng 160-180 tấn/ha/năm), cao hơn khoảng 2 – 3 lần so với phương pháp nuôi tôm bình thường, cao hơn về năng suất, sản lượng trên cùng diện tích nuôi. Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm 2-3 giai đoạn còn tiết kiệm đáng kể lượng nước sử dụng trong quá trình nuôi, và hơn hết là môi trường đáy ao luôn được ổn định. Và với một chế độ thay nước phù hợp, nước thải được xử lý hợp lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài, từ đó giảm thiểu tối đa tác động từ hoạt động nuôi tôm đến môi trường xung quanh.
Trên đây là một số chia sẻ về mô hình nuôi tôm siêu thâm canh và các quy trình để nuôi tôm, nếu có gì thắc mắc, bà con vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết này. Các chuyên gia của Việt Đức sẽ giải đáp cho bà con
Chúc bà con quý khách hàng thành công!