Tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây chết 100% ao nuôi. Do đó, bà con nuôi tôm cần nắm được những nguyên nhân và cách phòng trị bệnh gan trên tôm thẻ trong bài viết dưới đây để ứng dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
Nội dung chính
1.Gan tôm thế nào là khỏe?
Đối với gan tôm khỏe sẽ có các biểu hiện như sau: Có màu nâu vàng, nâu đen (màu bình thường). Khi bóp gan ra, có dịch màu nâu vàng sệt, không chảy. Có mùi tanh nhẹ, đặc trưng. Nhìn từ ngoài vỏ giáp, thấy màng bao gan màu trắng ánh bạc bọc ½ gan dưới. Gan bình thường có hình dạng rộng tới hai mép mang, dài ngang cổ giáp, rõ ràng sắc nét. Thấy rõ dạ dày hình hạt gạo có màu đen, nâu đen rõ rệt.
2. Các dấu hiệu nhận biết tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan
Bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng với các dấu hiệu mà mắt thường có thể nhìn thấy được, cụ thể:
– Tôm thẻ chân trắng bị teo gan: Bệnh teo gan ở tôm thẻ chân trắng có biểu hiện gan tôm nhỏ lại, xuất hiện màu đen và chai hoặc dai, gan tôm bị teo, không vỡ và còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn qua lăn lại thì thấy gan tôm dai như cao su. Thông thường, tôm bị teo gan khi chết ruột bị rỗng, gan có màu đen teo nhỏ hơn bình thường, còn nguyên khối. Tôm chết rải rác, số tôm chưa nhiễm bệnh vẫn phát triển bình thường.
Bệnh teo gan ở tôm thẻ chân trắng với các dấu hiệu, triệu chứng có thể quan sát bằng mắt thường
– Tôm thẻ chân trắng bị nhũn gan: Gan tôm thẻ bị nhũn, dễ vỡ, gan của tôm có màu vàng nhạt. Khi tách gan tôm thẻ ra khỏi đầu tôm, gan sẽ vỡ vụn, chất dịch chảy ra, không còn được nguyên khối như ban đầu.
– Tôm thẻ chân trắng bị hoại tử gan cấp tính: Gan đổi sang màu nhạt đến trắng, gan không đều màu, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn, tôm thường bị mềm vỏ và tỷ lệ chết cao.
3.Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm
Chất dinh dưỡng, quản lý thức ăn, an toàn sinh học, môi trường ao nuôi, điều kiện khí hậu và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là những tác nhân khiến tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan. Trong đó, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây bệnh, nó có khả năng xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong gan và đường ruột của tôm.
Mặt khác, bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng còn xuất hiện ở những ao nuôi xấu, thiếu oxy, sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác, ao không có khả năng gây tảo, thời tiết biến động mạnh.
4.Cách phòng ngừa bệnh hoại tử trên gan
– Để hạn chế dịch bệnh, trong quá trình nuôi bà con nên lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, cho ăn với liều lượng hợp lý dựa vào biểu hiện của tôm, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi. Đồng thời nên bổ sung thêm các loại thảo dược gan, khoáng chất, Vitamin và men tiêu hóa có lợi để hỗ trợ chức năng gan, ruột tăng cường hệ miễn dịch cho tôm nuôi để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
5.Trị bệnh khi tôm bị vấn đề về gan
Bước 1: Đánh vi sinh ép khuẩn vibrio gây bệnh gan trong nước
Bước 2: Tạt thảo dược gan xuống ao nuôi với liều 1 lít/1.000m3 nước ngâm 2 ngày không thay nước
Bước 3: Giảm lượng thức ăn hiện tại, chỉ cho ăn 50% và kết hợp trộn thuốc gan thảo dược theo cách sau:
Trộn VĐ-Liver 15ml/kg thức ăn, lấy 15ml nhân với lượng thức ăn lúc tôm ăn mạnh và trộn vào 50% đã giảm. Để đảm bảo tôm uống thuốc đủ liều
Cho ăn ngày 4 cử liên tục 2 ngày
Và ngày thứ 3 có thể tăng thức ăn lên dần và giảm thuốc gan xuống còn 5ml/kg thức ăn và cho ăn định kỳ ngày 1-2 cử
Kết hợp cấy thêm 1 liều vi sinh khống chế khuẩn vibrio gây bệnh gan nữa để khuẩn mọc lại
Lưu ý quan trọng:
Khi tôm bị bệnh gan thì không nên diệt khuẩn hoá chất. Vì tôm vốn nhạy cảm khi tiếp xúc hóa chất sẽ bung vỏ lột non. Khi gan tôm đang yếu mà lột xác sẽ không tái tạo kịp thành gan và vỏ đầu. Sẽ rớt đồng loạt nhiều hơn.
Chỉ nên sử dụng diệt khuẩn sinh học trong thời điểm này
An toàn không gây kích thích lột vỏ
Để được tư vấn kỹ thuật nuôi tôm chi tiết hơn, bà con vui lòng liên hệ
Hotline: 1900989852 – 0919.41.41.61
Chúc bà con nuôi tôm thành công!!!