Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm bao gồm virus hoặc vi khuẩn gây ra.
Nếu đốm trắng do virus gây ra sẽ là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, có khả năng làm tôm chết trong thời gian ngắn. Gây tỷ lệ chết lên tới 100% chỉ sau từ 3 – 7 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu vào mùa lạnh khi mà nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá 8 độ C. Hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, thất thường.
Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm
Virus gây bệnh đốm trắng trên tôm (white spot Syndrome virus – WSSV) có acid nucleic là DNA trong nhân tạo ra độc lực rất cao. Loại virus này sinh ra độc lực cực mạnh tấn công vào các tế bào biểu mô trên giáp sát.
Bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn.
Thời gian gây bệnh có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào.
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn gây ra (Bacteria White Spot Syndrome – BWSS): khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm. Tuy nhiên, quá trình lột xác bị chậm lại, tôm chậm lớn. Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rải rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Lúc này quan sát tôm mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên vỏ khắp cơ thể như những đốm vôi nhưng không có nhân.
Thời gian gây bệnh của vi khuẩn thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi. Khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều. Môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm. Mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước. Hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim..). Khi gặp thời tiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh đốm đen trên tôm
Cách phòng tránh khi trong vùng nuôi có ao bị nhiễm virus đốm trắng:
Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm. Trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).
Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao. Căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.
Tăng cường khoáng chất và vitamin C, vitamin B tổng hợp, vitamin D3 cho tôm của bạn. Nhằm giảm stress tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Xem thêm: Bệnh ký sinh trùng trên tôm
Cách xử lý khi nhiễm đốm trắng:
Nếu bị đốm trắng do virus thì nên huỷ ngay ao nuôi, diệt sạch giáp sát trong ao bằng clorin hoặc TCCA liều cao, rải vôi cách ly tránh lây lan ra bên ngoài….
Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng do virus, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay. Mà nên cho ao nghỉ 1,5 – 2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường nền đáy. Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi. Để cá tiêu diệt hết những loài ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.
Nếu nhiễm virus do vi khuẩn hay còn gọi là đốm vôi:
Khi quan sát giáp đầu tôm dưới ánh sáng ta thấy đốm này không có nhân.
Lúc này chúng ta sử dụng chất diệt khuẩn BKDine-VĐ với liều 1lít/2.000m3 nước. Sau đó dùng khoáng nano hiệu Potass Nano để tôm cứng vỏ nhanh hơn.
Sau đó bổ sung vi sinh Emuniv Ts1 để vi khuẩn không quay trở lại.
Khi tôm bị bệnh thì các yếu tố môi trường thay đổi như: Tảo sụp, Kiềm, pH giảm thấp… Vì vậy khi điều trị bệnh bà con nên kết hợp cải tạo môi trường.
Xem thêm: Trị phân trắng trên tôm
Mọi chi tiết về bệnh tôm xin liên hệ 0923653999 hoặc 0919.41.41.61 để được giải đáp. Chúc bà con thành công!