Bệnh Phân Trắng Trên Tôm Và Cách Điều Trị

22/04/2022

1.Nguyên nhân

Nội dung chính

Phân loại bệnh chân trắng trên tôm: có 3 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng trên tôm

1.1 Tôm bị phân trắng do vi khuẩn vibrio, tảo độc, khí độc:
-Tảo độc: tảo lam, tảo giáp, khi nuôi tôm ở giai đoạn mùa mưa tảo lam rất dễ phát triển gây bệnh đường ruột trên tôm. Tôm ăn phải tảo độc làm đường ruột tôm không hấp thụ được thức ăn, do tảo độc tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột làm đường ruột bị tắt nghẽn, gây bệnh phân trắng.
-Nguồn gốc thức ăn, tôm ăn phải thức ăn không chất lượng, bị nấm mốc, nhiễm độc.
-Môi trường nước ao dơ, tảo tản môi trường bất lợi dẫn đến phát sinh các khí độc NH3, NO2,…vi khuẩn, mầm bệnh làm tôm suy yếu khả năng kháng thể dễ bị mầm bệnh tấn công.
-Ao có lượng thức ăn thừa, phân tôm cao làm ao trở nên phú dưỡng, hàm lượng các chất hữu cơ nhiều dẫn đến mật độ vi khuẩn gây hại nhóm Vibrio cao gây hại cho tôm.

1.2 Tôm bị phân trắng do vi bào tử trùng EHP:
-Mất cân bằng pH đường ruột

-Vi bào tử trùng EHP không gây chết tôm ngay mà âm ỷ bệnh kéo dài lâu ngày gây chậm lớn và phân trắng, suy gan. Đi xét nghiệm PCR sẽ cho kết quả chính xác hơn.

1.3Tôm bị phân trắng do nhiễm nấm chân chó, nấm đồng tiền
-Nấm chân chó hay còn gọi là nấm đồng tiền trong ao cũng là loại địa y gây ngộ độc cho tôm nuôi nếu tôm ăn phải sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên gan và ruột tôm. Chúng ta cần để ý kỹ các giá thể mà nấm có thể bám được như cal phao, ống oxy, nhá (vó) cho ăn.

2.Triệu chứng:

Những con tôm bị nhiễm bệnh nặng sẽ trở nên sậm màu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan tụy và đường ruột sẽ đổi thành màu trắng. Với các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Xuất hiện phân tôm màu trắng trên nhá hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao, cuối hướng gió

  • Tôm ăn yếu (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng), phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió. Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng

  • Hệ thống đường ruột bị viêm nhiễm nặng không hấp thụ được thức ăn, phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm

  • Bệnh phân trắng nếu phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời, khả năng bắt mồi của tôm sẽ trở lại bình thường; nếu không cường độ bỏ ăn ngày càng cao. Tôm bệnh ngày một gia tăng, đến mức độ nào đó sẽ thấy hiện tượng tôm chết rải rác ở đáy ao, từ vài kilogam đến vài chục kg/ngày và mỗi ngày một tăng.

3.Cách phòng và trị bệnh

3.1 Phòng bệnh:
-Thức ăn cho tôm phải đảm bảo an toàn và dinh dưỡng
-Khi chọn các loại thức ăn cho tôm, bà con cần chọn các đơn vị uy tín trên thị trường, đặc biệt là các loại vi sinh nuôi tôm, an toàn cho đường ruột của tôm

Ngoài thức ăn dinh dưỡng cho tôm, bà con cần bổ sung thêm các loại khoáng chất cho tôm, Khoa Học Việt Đức có các loại khoáng canxi nuôi tôm và khoáng tạt nano cho tôm giúp tôm khỏe mạnh: Anti EHP VĐ: khoáng trộn 3 trong 1 khắc phục hiện tượng tôm rớt và chậm lớn do sưng đốt thứ 6 và xoắn ruột

-Nuôi tôm là nuôi nước:

Hầu hết các bệnh về tôm đều bắt nguồn từ nước. Nước tôm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm, nên bà con phải đặc biệt lưu ý vệ sinh nước trước và sau khi thả tôm để đảm bảo tôm sống trong môi trường sạch nước. Để xử lý nước, xin mời bà con tham khảo các sản phẩm Emuniv TS của Khoa Học Việt Đức

3.2 Trị bệnh: 

Gastro – VĐ (02) là Cao tỏi đen cắt ngay phân trắng, lỏng ruột trên tôm được nhiều bà con tin dùng

Chặn đứng phân trắng, trị phân trắng và lỏng ruột trong 2 ngày bằng tinh chất tỏi đen đặc biệt và thảo mộc quý hiếm.

Khi thấy tôm có các biểu hiện của bệnh thì giảm 50% thức ăn hoặc cắt thức ăn 1 ngày, đồng thời xử lý môi trường ngay và kết hợp quy trình cho ăn sau:

» Cho diệt khuẩn môi trường nước nhịp 1

»  Trộn Gastro-VĐ (02) dịch cao tỏi đen vào thức ăn:

  • Ngày 1: Cho ăn cả ngày với liều 15ml/kg thức ăn,
    Cách trộn: Ví dụ lúc ăn mạnh tôm ăn 10kg/cử thì nhân với 15ml => 150ml. Chúng ta dùng 150ml này trộn vào 50% thức ăn là trộn vào 5kg thức ăn. Cho tôm ăn nguyên ngày như thế.

  • Ngày 2: Cho ăn Gastro-VĐ 2 cử trên ngày. Cũng trộn 15ml/kg thức ăn và trộn như ngày 1 nhưng tăng lượng thức ăn lên 70%.

» Cho diệt khuẩn môi trường nước nhịp 2 bằng Iodine – VĐ

  • Ngày 3: Tăng dần lượng thức ăn 80 – 90% , trộn Gastro-VĐ 1 cử/ ngày và 1 cử men tiêu hoá sống Biozyme-VĐ cho tôm.

  • Ngày 4 cho tôm ăn bình thường, trộn Gastro-VĐ với liều 5ml/kg thức ăn cho ăn mỗi ngày 1 cử

Lưu ý: Để phân trắng không tái phát lại, chúng ta nên diệt khuẩn thêm lần nữa khi vừa hết phân trắng và kết hợp cấy vi sinh lại sau 48h diệt khuẩn, không để nước xanh.

Bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm

BIOZYME-VĐ Men Tiêu Hóa Sống Hỗ Trợ Trị Bệnh Phân Trắng Trên Tôm

BIOZYME – VĐ là Men tiêu hóa sống giúp tiêu hóa tốt thức ăn. Ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, phân trắng lỏng ruột.

 

Cách xử lý bệnh phân trắng trên tôm do vi bào tử trùng EHP

Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, và khi nhiễm vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) nội ký sinh thì chúng ta không dùng thảo dược mà chúng ta dùng bộ đôi Anti – EHP và VĐ – Clear để ổn định pH đường ruột, giữ pH ruột ở ngưỡng thấp dưới 6.5 trở xuống, để vi bào tử trùng tự trôi ra ngoài chỉ còn lại lợi khuẩn trong ruột tôm.

Trộn Anti – EHP chung VĐ – Clear nhằm mục đích bổ sung enzyme đường ruột giúp tái tạo thành ruột và đẩy mạnh chức năng xúc tác phục hồi hệ tiêu hóa cho ruột tôm. Giúp tốc độ lớn của tôm không bị chậm và tôm chắc thịt khỏe mạnh.

Loài vi bào tử trùng EHP này có kích thước rất nhỏ và được bảo vệ bởi 1 bào tử kiên cố nên chúng ta chưa có thuốc diệt.

Nên duy trì cho ăn Bộ đôi Anti – EHP và VĐ – Clear mỗi ngày 1 cử lúc 10h trưa để ổn định pH ruột tôm và ngăn ngừa vi bào tử trùng tái ký sinh trở lại.

 * ANTI – EHP  kết hợp cùng VĐ – Clear

  • Chặn đứng, trị phân trắng, đào thải vi bào tử trùng EHP gây chậm lớn, lỏng ruột trên tôm.
  • Cải thiện tiêu hóa, phục hồi yếu ruột, lỏng ruột. 
  • Cho ăn 1 ngày 1 cử để đàm bảo vi bào tử trùng không tái nhiễm trở lại hệ thống ống gan ruột của tôm.
  • Ổn định pH đường ruột, lấn át hại khuẩn.
  • Nong to đường ruột, giúp phân dài, chặt, săn chắc giúp tôm ăn khỏe nhanh lớn.
  • Khoáng tăng trọng 3 trong 1 Anti – EHP chống ốp thân giúp tôm nhanh lớn.
  • Nên kết hợp sản khoáng Anti EHP – VĐ chống ốp thân, phục hồi sức đề kháng sau khi điều trị phân trắng

 

Tôm bị phân trắng do bị nhiễm nấm đồng tiền, nấm chân chó

  • Diệt nấm chân chó, nấm đồng tiền bằng sản phẩm Bronopol
    + Tôm trên 15 ngày tuổi sử dụng liều 500ml/1500m3 nước
    +Khi tôm trên 40 ngày tuổi có thể dùng liều lượng 1 lít/1.000m3 nước
  • Cho tôm ăn thảo dược Gastro-VĐ cao tỏi đen kết hợp bộ đôi Anti-EHP và VĐ-Clear
    +2 ngày đầu cho tôm ăn 4 cữ: cữ 1,3,4 cho tôm ăn Gastro-VĐ cao tỏi đen 15ml/kg thức ăn. Cữ thứ 2 cho tôm ăn bộ đôi VĐ-Clear liều 10gr/kg thức ăn và Anti-EHP liều 10ml/kg thức ăn.
    +Cách trộn: Ví dụ lúc ăn mạnh tôm ăn 10kg/cữ thì nhân với 15ml => 150ml. Chúng ta dùng 150ml này trộn vào 50% thức ăn là trộn vào 5kg thức ăn. Cho tôm ăn nguyên ngày như thế.
    +Ngày 3: Tăng dần lượng thức ăn 70 – 80%, trộn Gastro-VĐ 1 cữ/ngày, bộ đôi Anti-EHP, VĐ-Clear 1 cữ/ngày và 1 cữ men tiêu hoá sống Biozyme-VĐ 10g/kg thức ăn cho tôm.
    +Cho tôm ăn bình thường, trộn Gastro-VĐ với liều 5ml/kg thức ăn, VĐ-Clear liều 5g/kg thức ăn, Anti-EHP liều 5ml/kg thức ăn cho ăn mỗi ngày 1 cữ
  • Cấy lại vi sinh sau 48h

 

 

Để được tư vấn kỹ thuật nuôi tôm chi tiết hơn, bà con vui lòng liên hệ

Hotline: 1900989852 – 0919.41.41.61
Chúc bà con nuôi tôm thành công!!!

 

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *