EM-PSB: Làm sạch nước, đáy ao và khử khí độc

1.Tại sao phải cần diệt khuẩn, khử trùng ao nuôi?

Môi trường nước quyết định rất lớn thành công của vụ nuôi, xử lý nước là bước quan trọng và không thể bỏ qua trong nuôi tôm thẻ và tôm sú.

Việc sử dụng sản phẩm xử lý nước nhằm các mục đích sau đây:

  • Loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh như virus, vi khuẩn còn sót lại của các vụ nuôi trước trong ao.
  • Xử lý và khử trùng nguồn nước được cấp vào ao nuôi.

Tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm hấp thụ nhanh chóng trong giai đoạn đầu, từ đó có thể giảm chi phí thức ăn và tăng lợi nhuận|
2. Kinh nghiệm sử dụng thuốc diệt khuẩn an toàn cho từng giai đoạn

  • Giai đoạn chuẩn bị ao nuôi: Trong giai đoạn này người nuôi tôm thường sử dụng thuốc sát trùng như Clorin hay TCCA liều 10 – 30 ppm để tiêu diệt các mầm bệnh, virus có khả năng gây hại cho tôm, các chất này cần được sử dụng từ 7-10 ngày sau đó giải độc nước lại rồi mới đánh vi sinh trước khi thả giống 2 ngày để đảm bảo an toàn cho tôm.
  • Giai đoạn tôm nhỏ đến 45 ngày tuổi: Trong giai đoạn này việc sử dụng thuốc diệt khuẩn phải hết sức cẩn thận, vì tôm vẫn còn nhỏ, sức đề kháng kém nên rất dễ bị sốc và chết. Tôm rất cần lượng thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này, tuy nhiên thuốc sát trùng có thể làm chết tảo, các sinh vật phù dù dẫn đến lượng thức ăn tự nhiên trong ao cho tôm bị giảm, làm tôm chậm phát triển. Chính vì vậy người nuôi phải hết sức cẩn thận và chỉ sử diệt khuẩn hóa học trong trường hợp cấp thiết mà thôi. Nên sử dụng diệt khuẩn sinh học bằng cách sử dụng vi sinh định kỳ, để giữ màu nước được lâu hơn, không để vi khuẩn phát triển.
  • Giai đoạn từ 45 ngày tuổi đến khi thu hoạch:  Giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với hóa chất sát trùng. Nhưng người nuôi vẫn cần cẩn thận với các hóa chất sát trùng do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh. Không nên sử dụng hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp khi các ao tôm xung quanh có dịch bệnh, môi trường ao dơ hoặc gần thu hoạch, nhất là lúc tôm yếu, bệnh.

Sử dụng thuốc diệt khuẩn mang lại hiệu quả nhanh tức thì, tuy nhiên các chất diệt khuẩn đa số độc hại và ảnh hưởng xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm. Một số thị trường xuất khẩu tôm hiện nay đòi hỏi và quản lý chặt chẽ về dư lượng của thuốc dùng trong quá trình nuôi, vì thế để đáp ứng các thị trường này đòi hỏi phải giảm sử dụng các chất diệt khuẩn, hóa học thông thường. Thay thế bằng các chế phẩm sinh học – men vi sinh trong quá trình nuôi sẽ mang lại lợi ích lâu dài và bền vững hơn.
Để xử lý được hiệu quả, bà con cần chọn những loại men vi sinh nuôi tôm chất lượng tại các đơn vị uy tín. Có tác dụng phân hủy triệt để những dơ bẩn trong ao và đặc biệt là phải tiêu diệt sạch vi khuẩn gây hại bảo vệ hệ đệm và màu nước vàng trà bền vững.

Danh mục: