EMS Là Gì? Cách Khắc Phục Và Phòng Tránh

26/04/2022

Một trong những dịch bệnh phức tạp nhất trong nuôi tôm, đặc biệt trong nuôi tôm thẻ chân trắng là Hội chứng tôm chết sớm(EMS) hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS)

Thời gian qua, bệnh hoại tử gan tụy đã là “nỗi ám ảnh của người nuôi tôm” trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bệnh thường xuất hiện trên tôm từ giai đoạn giống đến  nuôi thương phẩm và trầm trọng hơn khi các yếu tố nhiệt độ, pH, oxy hòa tan trong nước thấp

1.Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tích hợp với phage độc tương thích, tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%.

Bệnh tấn công theo hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage tiết ra độc tố làm tôm yếu, mất sức đề kháng.
  • Giai đoạn sau: Một đợt tấn công thứ 2 của vi khuẩn, tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy tôm chết hàng loạt.

Chính cơ chế này giải thích lý do tại sao khó phòng bệnh và việc điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả mong muốn.

2.Dấu hiệu 

(1) Giai đoạn đầu của bệnh chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy bị mờ đục, đường ruột vẫn đầy thức ăn, màu gan bình thường

(2) Khoảng mờ đục rộng hơn, gan đổi màu, dạ dày màu đỏ và chuyển đục, có và không có thức ăn. 

(3) Gan giảm kích thước mờ nhạt, không có thức ăn, ruột lỏng, đỏ, tôm lờ đờ bỏ ăn. 

(4) Gan tụy teo, dạ dày và ruột trống, tôm yếu và hao hụt dần.

Các giai đoạn của bệnh có thể cùng xuất hiện trên đàn tôm

Nội dung chính

3.Biện pháp hạn chế EMS

Đảm bảo con giống sạch bệnh: EMS trên tôm nuôi khác nhau tùy thuộc vào chất lượng tôm và giống. Vì vậy, việc lựa chọn tôm giống sạch bệnh là khâu then chốt trong chủ động phòng tránh dịch bệnh EMS

Xử lý đáy ao: Đáy ao tôm là nơi chứa mầm mống gây bệnh tiềm ẩn tiêu cực trong ao nuôi tôm như nhớt bạt, nhớt nước, bọt không tan, rong đáy, tảo độc (tảo lam tảo đỏ) và khí độc NH3/NH4, NO2/NO3, H2S,… những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến bệnh gan, ruột, phân trắng trên tôm, khiến tôm stress, bỏ ăn, chậm lớn.

Xử lý nguồn nước: chủ động nguồn nước sớm từ đầu vụ, khi dịch bệnh xảy ra không nên lấy nước vào ao nuôi. Phải có ao chứa dự trữ, ao lắng, ao xử lý trước khi cấp vào ao nuôi

– Để giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, người nuôi phải có đầy đủ trang – thiết bị (như máy sục khí), nên có ao ương tôm trước khi thả nuôi, nên nuôi mật độ thưa và trong quy trình nuôi phải có ao lắng, ao xử lý nước, thường xuyên khống chế tảo trong ao nuôi. 

– Để đảm bảo tôm nuôi phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, các ao nuôi cần kiểm tra môi trường nước, khống chế mật độ vi khuẩn Vibrio/ml nước trước khi thả nuôi, luôn đảm bảo oxy hòa tan cao, duy trì độ mặn và nhiệt độ nước không quá cao, độ pH trong ao nuôi đảm bảo từ 7,6 – 8,2.

Hiện nay Công Ty Khoa Học Việt Đức  có một số sản phẩm vi sinh có tác dụng xử lý đáy ao, làm sạch nguồn nước, môi trường ao nuôi như:

Emuniv-TS1 : Vi sinh tạo màu trà – Diệt khuẩn sinh học

EMUNIV TS2: Vi sinh đáy, hạ khuẩn, khử khí độc đáy ao tôm

BZT-VĐ: Sạch nhớt bạt đáy, cắt tảo lam, tảo đỏ

VĐ- Liver: Thảo dược gan vừa tạt vừa cho ăn, đặc biệt có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio: phòng trị hiệu quả các bệnh về gan như sưng gan, teo gan, vàng gan… tôm rớt lai rai, ăn yếu

Hiệu quả sau 24-48h sử dụng

Để được tư vấn kỹ thuật nuôi tôm chi tiết hơn, bà con vui lòng liên hệ

Hotline: 1900989852 – 0919.41.41.61

Chúc bà con nuôi tôm thành công!!!

 

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *