GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ SÂU ĐUÔI CỤT RÂU TRÊN TÔM

23/03/2024

Tôm bị sâu đuôi, cụt râu (hay còn gọi là đứt râu) là dấu hiệu của việc chất lượng nước ao nuôi chưa tốt, môi trường nước ao dơ, có nhiều vi khuẩn, nấm, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio spp. Bệnh sâu đuôi, cụt râu làm chất lượng tôm nuôi thương phẩm giảm sút, là vấn đề quan tâm của nhiều bà con nuôi tôm.

Nội dung chính

1.Nguyên nhân tôm bị sâu đuôi cụt râu


Tôm bị sâu đuôi cụt râu do những nguyên nhân sau: 

-Đáy ao bẩn, ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công các chi, chân bò, chân bơi, râu, làm mòn đuôi và râu.

-Do vi khuẩn Vibrio spp gây ra, có rất nhiều vi khuẩn được phân lập từ bệnh này như : V.parahaemolyticus,Vibrio alginolyticus, V.ordali…

-Ngoài ra, việc đâm nhau của tôm đói hoặc mồi kém chất lượng thiếu khoáng chất cũng có thể gây mòn đuôi và mất râu

2.Dấu hiệu nhận biết bệnh sâu đuôi, cụt râu ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh sâu đuôi, cụt râu ở tôm thẻ chân trắng rất dễ nhận biết bằng mắt thường khi thấy tôm không có râu hay đuôi bị mòn. Bà con có thể xem hình minh họa phía dưới để dễ phân biệt hơn khi tôm có dấu hiệu mắc 2 bệnh này:

Đuôi của tôm phát triển bình thường Tôm bị bệnh mòn đuôi

                     Đuôi tôm bình thường

                (2 cánh đuôi dài và xòe).                                                                   Tôm bị sâu đuôi

Râu của tôm phát triển bình thường Tôm bị bệnh cụt râu, đứt râu

            Râu của tôm phát triển bình thường

              (có râu dài và đủ 2 râu).                                                                          Tôm bị bệnh cụt  râu, đứt râu.

 

Bên cạnh các dấu hiệu dễ nhận biết trên, một số triệu chứng xuất hiện khi tôm bị bệnh sâu đuôi, cụt râu có thể thấy là:

  • Tôm xuất hiện nhiều vùng mềm trên lớp vỏ kitin, lâu dần các vùng mềm này sẽ tạo nên các đốm nâu/đen/trắng tại các vùng bị mềm đó.
  • Khi nhiễm bệnh lâu ngày, các bộ phận khác của tôm như chân bò, chân bơi… cũng sẽ dần bị ăn mòn.
  • Sức ăn của tôm yếu dần, khả năng phát triển chậm, rất dễ xảy ra tình trạng tôm ăn thịt lẫn nhau.

Xem thêm >>> 3 điều cần biết trong phòng ngừa hội chứng TPD mờ đục trắng gan trên tôm

3. Giải pháp phòng bệnh tôm bị sâu đuôi, cụt râu

Giải pháp phòng bệnh sâu đuôi, cụt râu cho tôm bao gồm:

  • Để hạn chế mầm bệnh, cần vệ sinh ao nuôi tôm, vệ sinh dụng cụ, thiết bị trước khi bắt đầu một vụ nuôi mới.
  • Nguồn nước ao nuôi tôm phải được xử lý và khử trùng cẩn thận. Nhằm mục đích tiêu diệt và ức chế sự phát triển của Vibrio
  • Kiểm soát lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi. Nhằm hạn chế lượng thức ăn dư thừa, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, sinh ra khí độc. Từ đó, tạo ức chế Vibrio phát triển và ngăn chặn bùng phát dịch bệnh ở tôm nuôi.
  • Định kỳ hút đáy ao và thay nước ao nuôi (nếu có điều kiện) để tạo môi trường trong sạch để cho tôm nuôi phát triển lành mạnh.
  • Thường xuyên sử dụng các chế phẩm chuyên dụng xử lý nước và đáy ao nuôi để làm sạch đáy và ức chế vi sinh Vibrio phát triển.
  • Đồng thời phải xử lý chất thải và thức ăn dư thừa, làm trong đáy ao, cải thiện chất lượng nước ao nuôi, khử độc tố khí, hạn chế và ức chế sự phát triển của vibrio gây bệnh. Bạn có thể dùng vi sinh xử lý bùn đen và mùi hôi thối đáy ao giúp tránh hiện tượng thối đáy ao. 
  • Kiểm soát các yếu tố khác của môi trường nước như: pH (7.6 – 8.0), độ mặn (10 – 25‰), nhiệt độ (25 – 30°C), độ trong (30 – 45cm), độ kiềm (120 – 150mg/l).

 

 4.Điều trị bệnh cụt râu, sâu đuôi:

Trong trường hợp ao tôm đã xuất hiện bệnh, bà con có thể dùng Iodine No.1 với liều 1 lít/ 1000 mét khối nước, sử dụng tạt quanh ao vào lúc buổi tối,

Sau 22h sử dụng Iodine No.1 , bà con cần cấy nhanh lại hệ vi sinh cho ao nuôi tôm bằng EMUNIV TS2 để xử lý đáy và BZT VĐ đỏ để xử lý nước.

EMUNIV TS2 xử lý đáy

BZT-VĐ đỏ xử lý nước

Sau đó dùng khoáng trộn Anti EHP-VĐ 10ml/kgTA ngày 2-3 cữ trộn vào thức ăn và khoáng VĐ-Premix 1lit/1.000m3 tạt trực tiếp xuống ao vào sáng sớm và buổi khuya kết hợp kiểm tra khí độc khu vực đáy ao.

Khoáng trộn ANTI EHP 3 in 1

Khoáng VĐ-Premix 1lit

TỔNG HỢP LẠI QUY TRÌNH XỬ LÝ TÔM BỊ SÂU ĐUÔI CỤT RÂU NHƯ SAU :

Bệnh mòn đuôi, cụt râu là một trong những loại bệnh thường xảy ra trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Do đó, bà con cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh, cũng như cách phòng và trị bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời cho ao tôm của mình. Chúc bà con có những mùa vụ nuôi tôm thành công. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn bà con có thể liên hệ hotline 1900989852 để được hỗ trợ nhanh nhất.

————————————————————-

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tiên phong giới thiệu những xu hướng mới nhất đến người nuôi tôm tại Việt Nam bằng những sản phẩm tiên tiến, với công thức vượt trội độc quyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0919 414 161 – 1900 98 98 52

Fanpage: Khoa học Việt Đức – Nuôi tôm hiện đại

Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức

là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam. Với triết lý kinh doanh “Niềm Tin và Chất Lượng”, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức tự hào mang đến cho bà con nuôi trồng thủy sản những sản phẩm chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Các sản phẩm và quy trình dành cho nuôi tôm nói riêng cũng như cho ngành thủy sản nói chung của Việt Đức luôn luôn vì mục tiêu ” BỀN VỮNG, GIẢM RỦI RO, CHI PHÍ THẤP “

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *